Từ cuối 2009, nghiên cứu viên của CCIHP đã tìm các xuất bản phẩm, ví dụ các bài báo in, sách, từ điển v.v. mà có đề cập tới chủ đề LGBT trong nội dung, tại Thư viện Quốc gia ở Hà Nội, Thư viện khoa học Tổng hợp và Thư viện của Viện xã hội học vùng Nam Bộ ở Thành phố Hồ chí minh. Việc tìm kiếm được thực hiện dựa trên các từ khóa gồm: đồng tính, đồng tính luyến ái, tình dục đồng giới, chuyển giới, mại dâm nam, pê đê, á nam, á nữ, ái nam, ái nữ, bóng, bóng lại cái, lại cái, lại đực, bóng kín, bóng lộ, gay, gay kín, gay lộ, les, lesbian, ô môi, lưỡng tính, đồng bóng, bóng cô, bóng cậu, giả gái, giả trai, thái giám, hoạn quan, thích người cùng giới, gay giả, gay thật, đồng tính giả, đồng tính thật, nam thích nam/đàn ông/bé trai, nay, phỉnh màu, so v.v. Đây là các từ khoá tương đối phổ biến trong xã hội để nói về người LGBT và tình dục đồng giới trong nhiều giai đoạn lịch sử. Các từ khoá này trước tiên được lấy ra từ các tư liệu khảo cứu và văn học nghệ thuật mà nhóm nghiên cứu CCIHP thu thập được, cũng như từ các phỏng vấn với người LGBT ở nhiều độ tuổi, nhiều địa phương do các nghiên cứu viên thực hiện. Trong quá trình lưu trữ các thông tin – tư liệu, các từ khoá liên tục được bổ sung để mở rộng phạm vi tìm kiếm.
Khi tìm kiếm trên kho tư liệu báo chí xuất bản trong giai đoạn 1930- 1954 tại Thư viện Quốc gia ở Hà Nội, nghiên cứu viên tìm thấy trên báo Phong Hóa, báo Ngày Nay, và một số báo khác một số phóng sự tố cáo tội ác của thực dân Pháp, phê phán một số tập tục “xấu” của người Việt thông qua mô tả các mối quan hệ tình dục đồng giới, và lối sống "không tự nhiên" giữa những người cùng giới tính với nhau. Sau 1975, báo chí ở miền Bắc cũng như cả nước ít nói về tình dục và nghiên cứu viên gần như không tìm được tài liệu nào nói về “đồng cô” hay các nhóm biểu diễn trong đám ma như nhiều người trả lời phỏng vấn cá nhân đã mô tả. Một số sách nói về tình dục chỉ tập trung vào mô tả sự khác biệt sinh học giữa nam và nữ, và giáo dục “giới tính”.
Tại Thư viện khoa học Tổng hợp và Thư viện của Viện xã hội học vùng Nam Bộ ở Thành phố Hồ chí minh, nghiên cứu viên tìm được một số bài báo xuất bản trong giai đoạn 1960-1970, trong đó "ái nam, ái nữ" hay "đồng tính" được dùng để công kích cá nhân cho mục đích chính trị. Ngoài ra, đồng tính luyến ái còn được mô tả như nệ nạn xã hội, hoặc có liên quan tới bệnh tật. Chuyển đổi giới tính hoặc những người chuyển giới được phác họa như là sự kiện lạ, "chấn động thế giới."
Để việc tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn, chúng tôi phân loại các tư liệu theo khoảng thời gian được đánh dấu bằng các mốc lịch sử liên quan tới thời kỳ Pháp thuộc, giai đoạn 1945-1954, giai đoạn 1954-1975, 199975-1986, từ 1986-2000 (khi Internet trở nên phổ biến ở Việt Nam), và từ 2000 đến nay. Các báo in trước 1954 hầu như không tìm được nhiều dữ liệu. Từ 1954 -1975, chỉ tìm được một số bài xuất bản ở phía Nam. Sau 1975, gần như không tìm được trên báo chí những bài viết về LGBT cho đến tận những năm 1990. Bởi vậy, chúng tôi quyết định không chia các thư mục nhỏ theo dòng thời gian nữa, mà chia theo thể loại xuất bản, gồm: Báo in, Sách khoa học thường thức - Giáo dục phổ thông, Các báo cáo và bài báo nghiên cứu, các tác phẩm văn học cùng Các tư liệu lịch sử khác.
Chuyên đề về Hôn Nhân Đồng giới trên Báo HPGĐ...
[Chi tiết]
Những giai thoại về Huy cận trong báo đời năm 1970, số 42 (Sài...
[Chi tiết]
Bài báo trên Thanh Niên năm 1997 về tháng lên đồng...
[Chi tiết]
Bài báo nói về cuộc vui náo loạn, quá nổi của "pê đê"...
[Chi tiết]
Phóng sự về các mối quan hệ tình dục đồng giới nam trong...
[Chi tiết]
Hỏi đáp trong báo công an TPHCM về quan hệ đồng giới...
[Chi tiết]
Đám cưới đồng giới năm 1998 tại Vĩnh Long gây xôn xao dư luận....
[Chi tiết]
Báo đời năm 1970 chuyên đề giai thoại văn nghệ sỹ về Xuân Diệu
[Chi tiết]
Bài báo về Xuân diệu, chàng ái nam ái nữ. Bài...
[Chi tiết]
Loạt bài năm 1970, trong đó “lại cái”, “đồng tính”...
[Chi tiết]
Bài báo năm 1961 về chuyện chấn động y học: đàn ông biến thành...
[Chi tiết]
Mô tả về đạo tràng và chuyện tình đồng giới...
[Chi tiết]
Loạt bài phóng sự trên báo công an tpHCM về mại dâm...
[Chi tiết]
Sách dịch từ tài liệu của Nga về giáo dục giới tính...
[Chi tiết]
sách giáo dục tính dục của Bs. Đào Xuân Dũng
[Chi tiết]
Sách của Bác sỹ Trần Bồng Sơn về giáo dục giới tính...
[Chi tiết]
Tiến sĩ Barley Norton sinh năm 1971.
- Hiện là giảng viên âm nhạc cao cấp...
[Chi tiết]
Syphilis,opiomania, and Pederasty":colonia constructions of Vietnamese (and French) social diseases...
[Chi tiết]
Một vài trang trong nghiên cứu của một bác sỹ năm 1900 về mối quan hệ tình dục...
[Chi tiết]
Tác phẩm của Lộng Chương về những người hầu đồng và mối quan hệ cùng giới...
[Chi tiết]
Tiểu thuyết của Nguyễn Thị Thụy Vũ, trong đó mô tả một nhân...
[Chi tiết]
Trong truyện có chi tiết tình bạn thân thiết giữa người chồng và người bạn trai...
[Chi tiết]
Tiểu thuyết về mối quan hệ giữa người nữ tu sỹ và bà nhất (tác...
[Chi tiết]
Xuất bản năm 1967 về những mối quan hệ tình dục, tình dục đồng giới...
[Chi tiết]
một tác phẩm về người tù và cảm xúc cũng như ân...
[Chi tiết]
Ảnh Chợ Bến Thành do Joseph Carrier chụp trước 1975.
[Chi tiết]
Báo đối diện xuất bản tại Mỹ của những người đồng tính, chuyển...
[Chi tiết]
Tạp chí đối diện do những người đồng tính và chuyển giới...
[Chi tiết]
Những người thủy thủ (ảnh của Joe Carrier chụp trước 1975 tại Sài gòn)
[Chi tiết]
Tấm ảnh do Joe Carrier gửi tới CCIHP khi ông ở Việt Nam trước năm 1975. Trong ảnh...
[Chi tiết]
Một người đồng tính nam sống tại California, khi đọc thư ngỏ kêu gọi đóng góp...
[Chi tiết]
Một bức thư hướng dẫn liên lạc và tìm kiếm những người đồng tính trong lịch...
[Chi tiết]
Bức ảnh Joe Carrier gửi cho CCIHP năm 2009 của một người bạn ông là Barbara...
[Chi tiết]
Sưu tập các cuốn sách nói về những thể hiện giới hoặc những mối quan hệ "quái...
[Chi tiết]
Bức ảnh Joe Carrier gửi cho CCIHP năm 2009 của một người bạn ông là Barbara Gluck chụp
[Chi tiết]
Joe, một nhà nghiên cứu người Mỹ đã gửi cho CCIHP bức thư của người đồng tinh...
[Chi tiết]
Khi thực hiện dự án này, CCIHP đã hợp tác với một số nhà nghiên cứu trong và...
[Chi tiết]