Mỹ Thuật và Nhiếp Ảnh về LGBT

họa sỹ Trương Tân:biện minh và bênh vực cho những người gay? (CCIHP/Art-2)

Nghệ sĩ Trương Tân: Không đòi hỏi quyền lợi cho gay

Thứ Ba, 04/10/2011 13:29
 
 
Triển lãm Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình tại gallery Bùi (23, Ngô Văn Sở - Hà Nội đến 15-11) đánh dấu sự trở lại của Trương Tân kể từ 2007. Là nghệ sĩ hoạt động giữa Paris và Hà Nội, Trương Tân hoàn toàn cởi mở về giới tính của bản thân.
 

* Được biết những bức tranh anh triển lãm chung đợt này được vẽ cùng thời với những bức từng không được treo vào 1995?

- Năm 1995, tranh tôi bị cấm. Ngay gallery cũng phải hạ tranh tôi xuống, chỉ bán thôi. Buồn lắm. Lần đấy vẽ về sex quá nhiều, quá mạnh. Tôi bảo người duyệt tranh là nếu chỉ vì cái đó thì tôi che chỗ đấy đi, họ vẫn không đồng ý. Hơn nữa, hồi đấy tôi cũng vẽ về tôn giáo nhiều, ảnh hưởng đến chính trị nọ kia.

Năm 2007, tác phẩm Bỉm tôi làm cùng với nghệ sĩ Đức cũng phải mang về. Bao lần làm trình diễn cũng bị cấm. Đâm ra tôi không muốn triển lãm ở Việt Nam nữa vì sợ ảnh hưởng đến công việc làm ăn của gallery quá nhiều. Bây giờ chắc vấn đề đơn giản hơn. Tôi vui khi được treo những bức nhẹ nhàng nhất tại triển lãm này.

* Những bức anh vẽ đã lâu nhưng đến hôm nay mới công bố. Tại sao vậy?

- Thời gian đấy chỉ bạn rất thân tôi mới cho xem. Mà cũng chỉ xem một lần rồi cất. Tôi không phải người khoe khoang. Tôi còn rất nhiều cái mọi người chưa bao giờ xem. Tranh chuyên về tình dục đồng giới không thể cho mọi người xem được. Một ngày nào đó tôi già rồi, cái sự “trơ trẽn” lớn hơn, có thể mang ra triển lãm.

Có thể khi đó xã hội cũng chấp nhận đồng tính hơn. Như bên Tây thì những tranh này có thể triển lãm một cách đơn giản. Bây giờ một số người, ngay cả giới nghệ sĩ vẫn còn dị nghị về tranh của tôi. Họ nói là tranh về gay này khác. Không biết họ chê hay khen.

* Một bức tranh toàn nam giới dù khỏa thân vẫn chưa thể kết luận là tranh về gay?

- Lúc đó tôi chỉ vẽ về con người. Bởi tôi không hiểu phụ nữ lắm, không biết cơ thể họ ra sao. Mặc dù trong trường có nghiên cứu, nhưng để biết được bản thân họ rất khó, làm sao biết bằng cơ thể của mình được.

* Đó cũng là giai đoạn anh bắt đầu vẽ trực diện về con người mình?

- Đúng. Giống như cuộc xung đột trong tôi giữa yêu và ghét. Giữa tình yêu và “ghen tuông”-với Chúa Trời, với tất cả những gì mình thấy bất công. Ví dụ trong xã hội coi đàn ông là nhất, thì tôi cảm giác tôi là phụ nữ lúc đó, tôi thấy không thể thế được.

Tôi luôn đứng về phía phụ nữ, đòi hỏi quyền lợi cho phụ nữ như quyền lợi của tôi vậy. Tôi không nghĩ mình phải đòi hỏi cho gay. Dù tôi biết mình là gay. Tình yêu của mẹ tôi với chúng tôi quá lớn. Từ đó mình cũng có tình yêu với phái nữ.

* Giai đoạn đó anh đã công khai về xu hướng giới tính của mình?

- Có chứ. Vì tôi thật thà nên không thể giấu ai được. Gia đình tôi không biết, tôi chả nói với họ. Còn với bạn bè, tôi vẫn thể hiện mình là gay mà. Tôi luôn cởi mở về xu hướng giới tính. Giấu giếm là ngu ngốc. Tôi tự hào về điều đó. Hồi 14-15 tuổi tôi cũng lo sợ, giấu giếm, nhưng khi nghệ thuật của tôi phát triển đến những năm 1990 thì tôi không còn lo sợ nữa.

* Có lúc nào anh cảm thấy bị kỳ thị vì là người đồng tính?

- (Thở dài) Không, vì tôi luôn tin tưởng vào tôi. Có thể có những chuyện đó với người khác. Ví dụ gia đình luôn nghĩ đó là điều xấu hổ cho gia đình. Tôi không biết đó có gọi là kỳ thị hay không, nhưng định kiến văn hóa là như vậy. Đến một ngày, người ta sẽ hiểu.

Hơn nữa, giáo dục ở Việt Nam về giới tính ngay cả cho người straight (từ tiếng Anh nghĩa là “thẳng”, chỉ đàn ông dị tính luyến ái - PV) cũng không sâu sắc, việc nói về gay hay “thẳng” cũng như là một điều cấm kỵ. Tôi nghĩ mình cũng rơi vào tình trạng đó, chứ không bị đối xử phân biệt gì cả.

* Bây giờ anh còn nghĩ mình là phụ nữ?

- Lâu rồi tôi không nghĩ thế nữa. Nhưng tôi vẫn thích bênh vực người yếu đuối. Mình chả khỏe mạnh, ghê gớm nên thích bênh vực người yếu hơn. Thứ hai, nghệ sĩ bao giờ cũng có tính nhân đạo.

* Thế bây giờ anh nghĩ anh là... gì?

- Tôi nghĩ tôi là nghệ sĩ thôi. Nghệ thuật đã giúp tôi lớn lên, hiểu biết hơn. Bố mẹ chẳng có thời gian dạy dỗ tôi. Nếu dạy dỗ theo kiểu của bố thì tôi cũng chẳng làm được gì. Đôi khi phải nói cảm ơn bố mẹ rồi đến cảm ơn nghệ thuật.

 

---

Họa sĩ Trương Tân: Biện minh và bênh vực cho những người gay

 
(TT&VH) - Triển lãm Làm sao hóa thiên thần của Trương Tân kéo dài từ ngày 19/6 đến 11/7/2010 tại Bangkok, Thái Lan, xoáy vào chủ đề đồng tính nam. Trở về từ thủ đô bị sôi động bởi chiến sự, Trương Tân dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện này.

* Thưa anh, có thể xem triển lãm Làm sao hóa thiên thần (tạm dịch: How To Be An Angel) là một trường hợp riêng lẻ đứng ra biện minh và bênh vực cho những người đồng tính nam được không?

- Tôi làm nghệ thuật không để biện minh cho những gì đã được tồn tại. Hiện nay, đa số những người đồng tính, ở khắp nơi trên thế giới đã và đang có cuộc sống thật bình thường. Và tất nhiên, cũng còn một số khác vẫn bị đẩy ra ngoài lề xã hội, hoặc bị khinh thường tại một số nước chậm phát triển, hoặc vì những lý do khác như tôn giáo chẳng hạn.

 
Ở Việt Nam hiện nay thì cũng có những nghệ sĩ đồng tính khác làm về đề tài này. Tôi đã làm, để nói điều biện minh và bênh vực cho bản thân, hay cho những người “gay”, cách đây từ rất lâu rồi. Cuộc triển lãm này không còn những sứ mệnh nghe có vẻ to tát đó nữa, nó chỉ là một hành trình tiếp nối các nhu cầu nội tại. Việc bạn thấy hiếm các tác phẩm như thế này ở Việt Nam thì cũng không có gì là lạ, vì còn phụ thuộc vào đối xử của từng người có cởi mở hay không.

* Có không những thách thức khi anh sáng tạo những tác phẩm này?

- Tác phẩm của tôi nói đến những tình cảm của mình và những gì liên quan đến con người; hay cái xã hội loài người ngày nay. Khi sáng tạo là được bay bổng, là không có khó khăn. Tôi chỉ làm nghệ thuật khi tình yêu đến, khi thực sự hứng khởi.

 
* Chủ đề đồng tính nam, nó có gắn kết gì với không gian và thực tại y tế, giải phẫu... tại nơi mà anh chọn để trưng bày - phòng tranh Thavibu ở Bangkok, Thái Lan?

- Trước tất cả những suy nghĩ về bản tính con người, là hình bóng những người đàn ông như múa lượn, như phô bày thân thể đẹp đẽ, trong những thiên nhiên êm ái đến kỳ lạ, thật là những khung cảnh yên bình. Có lẽ không chỉ cho riêng tác phẩm của tôi, cho khung cảnh ở phòng tranh Thavibu, mà còn cho cả những nơi khác nữa. Hôm tôi đến Bangkok, bối cảnh chiến sự đã kết thúc trước đó, mọi thứ trở lại bình thường, gần như không còn dấu vết, thật thuận tiện, bình yên. Hôm khai mạc, mọi người rất vui vẻ.

* Xin cảm ơn anh
( Tác phẩm Mây xám, sơn mài và tổng hợp, 80x100 cm, 2008) và Trương Tân bên tác phẩm (2011). Ảnh: N.M.Hà.
xem thêm: Sáu giác quan với TRương Tân: https://www.youtube.com/watch?v=XDTj7_k3LLk
 

Bạn cần đăng nhập để xem link Tải về



Archive khác

Triển lãm Làm sao hóa thiên thần (How to be an Angel)

Triển lãm Làm sao hóa thiên thần (How to be an Angel)

Triển lãm Làm sao hóa thiên thần (How to be an Angel) của Trương Tân khai mạc ngày 19/6...[Chi tiết]
Trương Tiến Trà

Trương Tiến Trà

Khi hỏi Trà, tại sao anh lại chọn họ để thể hiện mà không phải...[Chi tiết]
Phạm Tuấn Tú

Phạm Tuấn Tú

TP - “Nhập nhằng” - triển lãm hội họa cá nhân đầu tiên...[Chi tiết]
Này, ốm à (Lý Trần Quỳnh Giang, 2012)

Này, ốm à (Lý Trần Quỳnh Giang, 2012)

(HNMO)- “Này, ốm à?” là tên gọi triển lãm tranh...[Chi tiết]
Real Faces, Real People, Real Love in Vietnam

Real Faces, Real People, Real Love in Vietnam

Maika Elan didn’t know what to expect two years ago when she knocked on doors at a popular hotel...[Chi tiết]
Ngắm trọn bộ ảnh đoạt giải nhất Ảnh Báo chí Thế giới của Việt Nam

Ngắm trọn bộ ảnh đoạt giải nhất Ảnh Báo chí Thế giới của Việt Nam

Dân trí “Thật khó chịu khi khuôn mặt người đồng tính bị làm nhòe. Trong ảnh...[Chi tiết]
Tác phẩm Bà Ta (2007)

Tác phẩm Bà Ta (2007)

Tác phẩm Bà Ta (2007) của Lý Trần Quỳnh Giang   Tại Festival nghệ...[Chi tiết]
Tiệc Ảnh (20014)

Tiệc Ảnh (20014)

Nội dung giới thiệu kèm áp phích quảng cáo đến Tiệc Ảnh (về những bức ảnh...[Chi tiết]
Gabby Quỳnh Anh Miller và tác phẩm tham gia Queer forever! Festival 2013

Gabby Quỳnh Anh Miller và tác phẩm tham gia Queer forever! Festival 2013

Giới thiệu nghệ sĩ trẻ Gabby Quỳnh Anh Miller và các tác phẩm bởi...[Chi tiết]
Nguyễn Quốc Thành: áo bạn thành áo tôi, áo tôi thành áo bạn

Nguyễn Quốc Thành: áo bạn thành áo tôi, áo tôi thành áo bạn

Áo bạn thành áo tôi, áo tôi thành áo bạn |...[Chi tiết]