Mỹ Thuật và Nhiếp Ảnh về LGBT

Phạm Tuấn Tú (CCIHP/Art-5)

TP - “Nhập nhằng” - triển lãm hội họa cá nhân đầu tiên của họa sỹ Phạm Tuấn Tú. Đúng như tên gọi triển lãm, 40 bức tranh xuyên suốt gần 7 năm hoạt động nghệ thuật của nghệ sỹ, từ 2008 tới nay đều phản ánh một trạng thái mơ hồ, không rõ ràng, nửa nọ nửa kia.

Những tác phẩm nghệ thuật của họa sỹ Phạm Tuấn Tú đều mang sắc xám lạnh lẽo, trong đó nhân vật rất khó phân định giới tính. Tuy nhiên, đây không phải là một triển lãm hướng tới vấn đề giới tính. Nhân tố này được vay mượn để kể về những câu chuyện giữa người với người. “Nhập nhằng” khai mạc chiều qua, ngày 18/10 tại Nguyên gallery, 31A Văn Miếu, Hà Nội; trưng bày đến hết ngày 27/10.

Phạm Tuấn Tú từng được trao giải nhất cuộc thi Tài năng hội họa trẻ do Quỹ Trao đổi và Phát triển Văn hóa Việt Nam - Thụy Điển (CDEF) tổ chức.

http://www.tienphong.vn/van-nghe/pham-tuan-tu-nhap-nhang-772994.tpo

 

---

Giải thưởng Tài năng (Talent Prize) 2010 trong lĩnh vực hội họa do Quỹ Phát triển và Trao đổi văn hóa Đan Mạch - Việt Nam (CDEF) tổ chức ngày hôm qua (1/11) đã chọn được “tài năng mới” cho hội họa Việt Nam. Lễ công bố và trao giải đã diễn ra cùng ngày tại 42 Yết Kiêu, HN.

 

Tác phẩm đoạt giải của Phạm Tuấn Tú

Cụ thể, người đoạt giải thưởng Tài năng cùng với 1.000 USD tiền thưởng trong lĩnh vực hội họa 2010 thuộc về họa sĩ Phạm Tuấn Tú (sinh năm 1981) với loạt 4 tác phẩm vẽ những nhân vật được cho là “mập mờ về giới tính và khá là khó hiểu”.

Tuy nhiên, dựa theo tên tranh, người xem có thể nhận diện được nhân vật trong tranh mà tác giả vẽ là đàn ông và đàn bà đồng tính, nhưng theo cách mà họ được miêu tả, họ thực sự là những người chuyển giới, “một người có vẻ ngoài hoặc nỗ lực để trở thành thành viên của giới tính đối lập, như là một người chuyển giới hoặc người ăn vận kiểu lai giống theo thói quen”. Những người chuyển giới có thể tự nhận diện họ là người khác giới, đồng tính, lưỡng tính, đa giới tính, liên giới tính và có khi là vô tính. Những quy ước vốn có về giới tính có thể là không thỏa đáng hoặc không thích hợp với những con người này.

Chẳng hạn, như trong bức Gay (đồng tính nam), ta thấy có hình một người đàn ông ăn vận khác giới, áo nịt ngực và váy. Hình ảnh trong bức tranh Ô môi (đồng tính nữ), ta lại thấy hình dạng thân thể một người đàn bà song cái đầu trọc và những nét vẽ gợi hình bộ ria quanh mép, nơi cằm lại ám chỉ đây là nhân vật chuyển giới. Có thể, mục đích của Tú là đẩy người xem vào một sự lúng túng, ép họ phải bỏ đi cái nhìn rập khuôn thông thường về những người đồng tính, đồng thời đương đầu với sự phức tạp liên quan đến giới tính của những con người này...

2 trong loạt 4 tác phẩm đoạt giải của Phạm Tuấn Tú

Tuy nhiên, loạt tác phẩm cho thấy anh đã tiết chế bảng màu đến tối đa. Với những gam màu xám, nâu xám và vàng mờ (mờ vàng), anh đã tạo nên một nền tranh mang tính trang trí kiểu thời trung cổ cho những ý đồ thật riêng tư và giàu tình cảm của mình. Nền tranh giản dị đó không làm lãng đi đặc tính giàu biểu cảm của tranh. Người xem có thể thấy cũng một gương mặt song không thể nói rằng nó là một hình ảnh có tính chất tuần hoàn. Trong từng sáng tác, nó thể hiện những cảm xúc khác nhau: từ thư giãn, mơ mộng đến sợ hãi, ám ảnh. Cho nên, có thể nói, tuy khám phá chủ đề về đồng tính và sự chuyển giới, tác giả này đã không che đậy thế giới bên trong phức tạp của con người.

Cuộc thi Tài năng 2010 đã thu hút được sự chú ý của các nghệ sĩ từ Hà Nội, TP.HCM, Huế và các tỉnh thành khác ở Việt Nam với gần 700 tác phẩm đã được 165 nghệ sĩ dự thi. Ngoài Phạm Tuấn Tú còn 7 họa sĩ khác lọt vào vòng chung khảo là Đào Anh Việt, Lương Văn Trung, Lê Trần Anh Tuấn, Nguyễn Hồng Phương, Lê Hoàng Bích Phượng, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Thế Hùng. Trong số 7 họa sĩ này thì điều đặc biệt là có 6 họa sĩ là nam giới đang sống và làm việc tại Hà Nội và chỉ có duy nhất 1 họa sĩ nữ là Lê Hoàng Bích Phượng đến từ TP.HCM.

Phạm Quỳnh

http://www.baomoi.com/Giai-thuong-Tai-nang-2010-Tranh-ve-map-mo-ve-gioi-tinh-doat-giai/52/5123192.epi

(ẢNh: Tác phẩm Đường về cõi yêu), mầm, trước gương, gay, ô môi


Bạn cần đăng nhập để xem link Tải về



Archive khác

Này, ốm à (Lý Trần Quỳnh Giang, 2012)

Này, ốm à (Lý Trần Quỳnh Giang, 2012)

(HNMO)- “Này, ốm à?” là tên gọi triển lãm tranh...[Chi tiết]
Real Faces, Real People, Real Love in Vietnam

Real Faces, Real People, Real Love in Vietnam

Maika Elan didn’t know what to expect two years ago when she knocked on doors at a popular hotel...[Chi tiết]
Ngắm trọn bộ ảnh đoạt giải nhất Ảnh Báo chí Thế giới của Việt Nam

Ngắm trọn bộ ảnh đoạt giải nhất Ảnh Báo chí Thế giới của Việt Nam

Dân trí “Thật khó chịu khi khuôn mặt người đồng tính bị làm nhòe. Trong ảnh...[Chi tiết]
Tác phẩm Bà Ta (2007)

Tác phẩm Bà Ta (2007)

Tác phẩm Bà Ta (2007) của Lý Trần Quỳnh Giang   Tại Festival nghệ...[Chi tiết]
Tiệc Ảnh (20014)

Tiệc Ảnh (20014)

Nội dung giới thiệu kèm áp phích quảng cáo đến Tiệc Ảnh (về những bức ảnh...[Chi tiết]
Gabby Quỳnh Anh Miller và tác phẩm tham gia Queer forever! Festival 2013

Gabby Quỳnh Anh Miller và tác phẩm tham gia Queer forever! Festival 2013

Giới thiệu nghệ sĩ trẻ Gabby Quỳnh Anh Miller và các tác phẩm bởi...[Chi tiết]
Nguyễn Quốc Thành: áo bạn thành áo tôi, áo tôi thành áo bạn

Nguyễn Quốc Thành: áo bạn thành áo tôi, áo tôi thành áo bạn

Áo bạn thành áo tôi, áo tôi thành áo bạn |...[Chi tiết]