Đào tạo thường niên về Giới, Tình dục và Sức khỏe lần thứ 6

Chủ Nhật, 20/07/2014
Đào tạo thường niên về Giới, Tình dục và Sức khỏe lần thứ 6
Đào tạo thường niên về Giới, Tình dục và Sức khỏe (viết tắt là VNIGSH) là sáng kiến do Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), Viện nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) và trường Đại học Y Hà Nội sáng lập từ năm 2008. Khóa học nhằm mục đích giúp các cán bộ và nghiên cứu viên làm việc trong lĩnh vực giới, tình dục và sức khỏe tình dục của Việt Nam có cách suy nghĩ mang tính phân tích và phản biện về các vấn đề liên quan đến khoái cảm và quyền trong tình dục và các mối quan hệ, để qua đó họ có thể cải thiện cuộc sống của chính bản thân và nâng cao chất lượng các nghiên cứu và chương trình về sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục, quyền, bình đẳng giới và phòng chống HIV/AIDS mà họ tham gia. Từ năm 2008 đến nay đã có năm khoá học VNIGSH được tổ chức với tổng số 106 học viên. Tiếp nối sự thành công của các khóa học trước năm 2013, khóa học VNIGSH 6 dự định sẽ được tổ chức trong 10 ngày từ 20 đến 29 tháng 9 tại Hà Nội

I. Giới thiệu:

Đào tạo thường niên về Giới, Tình dục và Sức khỏe (viết tắt là VNIGSH) là sáng kiến do Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), Viện nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) và trường Đại học Y Hà Nội sáng lập từ năm 2008. Khóa học nhằm mục đích giúp các cán bộ và nghiên cứu viên làm việc trong lĩnh vực giới, tình dục và sức khỏe tình dục của Việt Nam có cách suy nghĩ mang tính phân tích và phản biện về các vấn đề liên quan đến khoái cảm và quyền trong tình dục và các mối quan hệ, để qua đó họ có thể cải thiện cuộc sống của chính bản thân và nâng cao chất lượng các nghiên cứu và chương trình về sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục, quyền, bình đẳng giới và phòng chống HIV/AIDS mà họ tham gia.
 
Từ năm 2008 đến nay đã có năm khoá học VNIGSH được tổ chức với tổng số 106 học viên. Tiếp nối sự thành công của các khóa học trước năm 2013, khóa học VNIGSH 6 dự định sẽ được tổ chức trong 10 ngày từ 20 đến 29 tháng 9 tại Hà Nội
 
II. Mục tiêu: Sau khoá học, học viên có khả năng:
 
- Trình bày được một số khái niệm cơ bản về giới, giới tính và tình dục và mối liên hệ giữa giới, tình dục và các vấn đề sức khỏe.
 
- Thay đổi cách nhìn về tình dục, và giải thích được cách thức giới và tình dục vận động trong bối cảnh văn hóa, xã hội và lịch sử.
 
- Có khả năng phản biện một số chương trình nghiên cứu, truyền thông và can thiệp cụ thể từ quan điểm về quyền tình dục và công bằng xã hội.
 
- Áp dụng các kiến thức và cách tiếp cận mới vào trong công việc và cuộc sống.
 
III. Thời gian và địa điểm:
 
- Khóa đào tạo dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 9 năm 2013
- Địa điểm: Hà Nội
 
IV. Giảng viên: Khóa học này được thực hiện bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực, bao gồm:
 
1. TS. Lê Bạch Dương – Viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS)
2. TS. Khuất Thu Hồng – Đồng viện trưởng - Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS)
3. TS. Nguyễn Thu Hương – Giảng viên, Nghiên cứu viên, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn
4. TS. Nguyễn Thu Nam – Nghiên cứu viên Viện chiến lược và chính sách – Bộ y tế
5. Ths. Đinh Thị Nhung – Nghiên cứu viên, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP)
6. TS. Vũ Hồng Phong – Nghiên cứu viên, Viện xã nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE)
7. Ths Quách Thu Trang – Phó giám đốc, Trưởng trung tâm thông tin tư liệu Giới và Tình dục, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP)
 
Khóa học VNIGSH cũng nhận được sự cố vấn và giúp đỡ nhiệt tình của nhóm chuyên gia cố vấn và sáng lập của khóa học:
Nghiên cứu sinh, BS Hoàng Tú Anh – Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP)
Nghiên cứu sinh, BS Vũ Song Hà – Phó giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP)
Tiến sỹ, BS Lê Minh Giang – Giảng viên, Nghiên cứu viên chính, Điều phối viên trường Đại học Y Hà Nội
 
Để biết thêm thông tin về giảng viên vui lòng xem file đính kèm
 
V. Nội dung dự kiến:
Chương trình sẽ bao gồm một số bài học cung cấp kiến thức cơ bản, bao gồm: 1) Các khái niệm cơ bản về Giới, Giới tính và Tình dục; 2) Tình dục là sinh học hay xã hội; 3) Bản dạng Tình dục; 4) Tình dục và Vòng đời; 5) Kiểm soát xã hội của Tình dục; 6) Quyền tình dục và cách tiếp cận dựa trên quyền; 7) Tình dục học.
 
Ngoài ra, các chủ đề thảo luận chuyên sâu sẽ cập nhật những vấn đề nóng hiện nay, bao gồm:
1) Tình dục và Truyền thông; 2) Nam tính và tình dục; 3) Mại dâm; 4) Tình dục của người khuyết tật; 5) Vận động chính sách cho Quyền tình dục
 
VI. Những người phù hợp với khóa học:
 
Cán bộ chương trình, người vận động chính sách, nhân viên y tế, cán bộ tư vấn, nghiên cứu viên, phóng viên đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giới, tình dục, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và HIV/AIDS.
Khoá học khuyến khích sự tham gia của người có khuynh hướng tình dục đồng giới, lưỡng giới, người chuyển giới, người có H, người khuyết tật cũng như các nhóm thiểu số khác.
 
VII. Học phí và học bổng:
14.860.000Đ bao gồm tiền học phí, thực địa, tài liệu, giải khát giữa giờ, ăn trưa, và hoạt động ngoại khóa.
Khóa học dành một số xuất học bổng cho học viên, ưu tiên học viên thuộc các nhóm thiểu số và ngoại tỉnh. Tuy nhiên, số học bổng là hạn chế nên Ban tổ chức khuyến khích các học viên chủ động tìm các nguồn tài trợ bên ngoài.
Với các học viên không ở Hà Nội, học bổng sẽ bao gồm chi phí đi lại và ăn ở trong thời gian khóa học.
 
VIII. Đăng ký:
 
Học viên đăng kí theo mẫu đăng kí học trực tiếp trong đường link sau đây: https://docs.google.com/forms/d/1oCThn5Fh1OUcHx6cX38rV9KLS5nZQlTUNEgzMNIZJzM/viewform
 
Hạn cuối cùng nhận phiếu đăng kí là 17h00 ngày 20 tháng 8 năm 2013.
 
IX. Thông tin và liên hệ:
Chị Đinh Thị Phương Nga
Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP)
Địa chỉ:           Số 2, ngách 49/41 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội
Điện thoại:      (84-4) 35770261 ( máy lẻ 32 ) - Fax: (84-4) 35770260
Email:             nga@ccihp.org           
Trang web:      http://ccihp.org
 
 
  
Ghi chú:
1)      Khoá học đòi hỏi sự tập trung cao độ của học viên, vì vậy những người được chấp nhận tham gia khóa học sẽ được yêu cầu cam kết dành toàn bộ 10 ngày cho khóa học, tham gia đầy đủ từ đầu đến cuối, và có thư cho phép của cơ quan để đảm bảo giảm thiểu công việc cơ quan khi tham gia học.
2)      Khóa học có các bài đọc bắt buộc và tùy chọn với các học viên. Trung bình mỗi ngày, ngoài giờ lên lớp, học viên cần dành khoảng 90 phút cho việc đọc các bài đọc để chuẩn bị cho thảo luận trên lớp.
 
BAN TỔ CHỨC


Các tin mới hơn


Các tin khác