Chăm sóc SKSSTD cho thanh niên công nhân: cần một giải pháp bền vững

Thứ Ba, 22/07/2014
Chăm sóc SKSSTD cho thanh niên công nhân: cần một giải pháp bền vững
“Tôi hiểu được rằng các bạn đều đang rất trăn trở về việc làm thế nào để chúng ta có được một giải pháp căn cơ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục (SKSSTD) cho thanh niên công nhân…”, Tiến sĩ Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ Công tác Thanh niên – Bộ Nội Vụ đơn vị phụ trách triển khai dự án sửa đổi Luật Thanh niên năm 2005 của Bộ Nội Vụ chia sẻ cảm nhận như vậy sau một ngày lắng nghe ý kiến của thanh niên công nhân tại Diễn đàn “Về sự tham gia của thanh niên trong tiếp cận thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSSTD cho thanh niên khu công nghiệp, tại Bình Dương”*.

 

Ảnh 1: Các sản phẩm của Chương trình Quyền SKSSTD cho thanh niên công nhân do CCIHP triển khai tại Hà Nội được trưng bày tại Diễn đàn và được thanh niên công nhân đón nhận

Hoạt động chăm sóc SKSSTD từ góc nhìn của thanh niên công nhân

Chia sẻ thông tin tại diễn đàn, thanh niên công nhân Bình Dương và TP Hồ Chí Minh ghi nhận những nỗ lực của một số công ty trong việc thực hiện thông tin, truyền thông về SKSSTD cho người lao động như đã tổ chức truyền thông nhóm lớn tại doanh nghiệp, phát tờ rơi, truyền thông thông qua loa phát thanh....; một số doanh nghiệp cũng đã khám phụ khoa cho thanh niên công nhân.


 Ảnh  2: Các nhóm thanh niên công nhân thảo luận hoạt động thông tin và truyền thông về SKSSTD dưới sự điều phối và hỗ trợ của bà Phùng Hiên - điều phối viên chương trình quyền SKSSTD của thanh niên công nhân đến từ CCIHP


 
Ảnh 3: Nhóm thảo luận về cơ hội và rào cản của thanh niên trong tiếp cận chính sách, thông tin và dịch vụ CSSKSSTD và tương lai thanh niên mong muốn sau 2015 về các vấn đề này dưới sự điều phối và hỗ trợ của Chị Đinh Phương Nga – điều phối viên về thanh niên đến từ CCIHP

 

 Tuy nhiên, khi nói về hoạt động thông tin, truyền thông, một thực trạng chung cũng được thanh niên công nhân chỉ ra: đó là thời điểm bố trí hoạt động truyền thông không phù hợp (truyền thông sau giờ làm việc hoặc trong ngày nghỉ hiếm hoi của công nhân)


 
Ảnh 4: Một trong những sản phẩm thảo luận nhóm của thanh niên công nhân tại Diễn đàn
 Hoạt động truyền thông không thường xuyên, không rộng khắp ở các công ty. Hình thức truyền thông cũng chưa thực sự hấp dẫn khi chỉ mang tính thuyết trình và người thực hiện còn chưa đảm bảo chất lượng. Sau truyền thông còn thiếu bộ phận tư vấn hoặc hỗ trợ thanh niên công nhân khám và chăm sóc sức khỏe. Cán bộ y tế tại nhà máy (nếu có) cũng không cung cấp được các thông tin liên quan đến SKSSTD.

Khó khăn đến từ nhiều phía

Hiện trạng trên được các thành viên nhìn nhận từ phía: các bạn cho rằng chính mình còn rụt rè, e ngại khi tiếp cận thông tin, dịch vụ chăm sóc SKSSTD. Nhưng cái chính là các bạn khó sắp xếp thời gian (áp lực ca/kíp) để tham dự các nội dung theo chương trình dự án (nếu có);
Doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc SKSSTD cho thanh niên công nhân: còn chưa dành thời gian để tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông trong giờ làm việc cho người lao động. Và hầu hết chưa bố trí nhân sự chăm lo công tác truyền thông, chăm sóc SKSSTD cho cho thanh niên công nhân. Các doanh nghiệp cũng chưa có nguồn kinh phí riêng

 
Ảnh 5. Cán bộ hành chính nhân sự đã đề xuất việc đưa SKSSTD vào trong Luật
 
 
 Trước thực tế này, cán bộ hành chính nhân sự đề xuất tại Diễn đàn: “Các lãnh đạo doanh nghiệp không phải không thực hiện, họ luôn tuân thủ những gì có trong Luật. Vì vậy cần có quy định về việc chăm sóc SKSSTD cho người lao động ở trong Luật. Khi đó các doanh nghiệp sẽ thực hiện nghiêm túc, mà những người làm về hành chính nhân sự như chúng tôi cũng dễ dàng trong việc đưa vào chương trình hoạt động và đề xuất lãnh đạo để thực hiện ”. 
 
Và giải pháp tháo gỡ
 
Chia sẻ với những khó khăn của người lao động và đồng tình với đề xuất của cán bộ chính nhân sự,Tiến sĩ Vũ Đăng Minh khẳng định: “chúng ta cần phải có một chính sách căn cơ của nhà nước. Chính sách đó phải được luật hóa. Và việc sửa đổi Luật Thanh niên hiện nay là một cơ hội thuận lợi để đảm bảo điều này. Việc sửa đổi Luật lần này có Hiến pháp với chương mới về Quyền con người, quyền công dân làm nền tảng. Các điểm cần sửa đổi cũng tiếp cận theo hướng quy định rõ trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện quyền cho thanh niên. Đồng thời cũng có quy định rõ về trách nhiệm thanh tra, kiểm tra giám sát  của các cơ quan liên quan, cũng như các chế tài để quản lý.
 

Ảnh 6. Tiến sĩ Vũ Đăng Minh chia sẻ thông tin về hướng sửa đối Luật Thanh Niên tại Diễn đàn
 
Cách tiếp cận lần này là chúng tôi xây dựng luật theo hướng: Thanh niên được hưởng những quyền gì trong hiến pháp thì cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo để thanh niên được thực hiện đầy đủ các quyền theo quy định của hiến pháp. Chứ không phải trách nhiệm của cơ quan nhà nước là cái gì làm được thì chúng tôi làm cho thanh niên, cái gì không làm được thì chúng tôi lờ đi. Trách nhiệm của nhà nước là phải bảo đảm cho thanh niên được thực hiện đầy đủ các quyền của mình. Nội hàm của các điều khoản trong Luật và ngôn ngữ thể hiện trong luật cũng phải như vậy chứ không phải chỉ “đẩy mạnh” nữa.  
 
Ví dụ vấn đề chúng ta đang bàn từ sáng đến giờ đó là quyền tiếp cận của thanh niên công nhân trong chăm sóc SKSSTD thì trong Luật phải có quy định về việc thanh niên có quyền tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSSTD. Trên cơ sở này của Luật, chúng ta sẽ bổ sung vào các nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan đến luật doanh nghiệp, luật lao động. Vậy thì các ông chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm tổ chức cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSSTD cho người lao động. Anh phải đảm bảo thời gian, vật chất để cho công nhân được thụ hưởng những dịch vụ đó”.
 

Ảnh 7: Một trong những sản phẩm thảo luận nhóm của thanh niên công nhân tại Diễn đàn
 Những lời tâm huyết của TS Vũ Đăng Minh chia sẻ và lý giải về việc sửa đổi Luật Thanh Niên, đặc biệt là suy nghĩ của ông trong việc khắc phục những khó khăn, thiếu hụt về thông tin, dịch vụ chăm sóc SKSSTD cho thanh niên tại các khu công nghiệp bằng việc ghi nhận đề xuất nội dung về Luật đã giúp cho thanh niên công nhân thấy những tâm tư nguyện vọng của mình thực sự được lắng nghe.

* Diễn đàn được tổ chức vào ngày 8/6/2014, tại TP Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương. Tham dự diễn đàn có đầy đủ đại diện lãnh đạo của các cơ quan liên quan như: Tiến sĩ Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ Công tác Thanh niên, Bà Ristu Nacken Phó Trưởng đại diện Quỹ Dân số LHQ tại Việt Nam, Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Bí thư Thường trực Ban Chấp hành TW Đoàn,  Ông Vũ Thanh Liêm, Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương; đại diện Ủy ban nhân dân và tỉnh đoàn Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, các chuyên gia SKSSTD và quyền, cùng với trên 120 đại biểu đại diện cho thanh niên công nhân đến từ KCN của tỉnh Bình Dương và TP Hồ Chí Minh.
 
Tại Diễn đàn các thành viên đến từ CCIHP đã có bài trình bày về thực trạng tiếp cận thông tin và truyền thông về SKSSTD cho thanh thiếu niên và chia sẻ mô hình về chăm sóc SKSSTD cho thanh niên công nhân tại Hà Nội. Qua đó, các thành viên tham dự có cái nhìn tổng quan về thực trạng tiếp cận thông tin, truyền thông và dịch vụ chăm sóc SKSSTD cho người lao động và có thể tham khảo các hoạt động trong mô hình phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh tại nhà máy và KCN của mình. 
 
 
 
 PHÙNG HIÊN 


 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 



Các tin mới hơn


Các tin khác

Giới thiệu CCIHP

Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) tiếp nối 10 năm kinh nghiệm và uy tín từ Công Ty Tư vấn Đầu tư và Nâng cao Sức khỏe (CIHP), được thành lập từ năm 1999. CIHP được biết đến như một doanh nghiệp xã hội làm việc như một tổ chức phi lợi nhuận từ những ngày đầu tiên thành lập. Sau 10 năm phát triển, CIHP đã tạo nên sự uy tín trong công tác nghiên cứu và các mô hình can thiệp sáng tạo trong các lĩnh vực về quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe sinh sản, tình dục và quyền, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. 
  • Tầm nhìn
  • Mục tiêu
  • Sơ đồ tổ chức

Lĩnh vực

Khám phá "cậu nhỏ"-Bản tin số 15

Khám phá "cậu nhỏ"-Bản tin số 15

Không có kiến thức về tuổi dậy thì nói riêng, sức khoẻ sinh sản nói chung có thể khiến cho chúng ta có những lo lắng không đáng có. Vì vậy, đừng ngại tìm hiểu thông tin, kiến thức về những...
Báo cáo nghiên cứu Sức khỏe và Hạnh phúc của Phụ nữ ở Châu Á và Thái Bình Dương

Báo cáo nghiên cứu Sức khỏe và Hạnh phúc của Phụ nữ ở Châu Á và Thái Bình Dương

Trung tâm Nghiên cứu và Nguồn lực dành cho Phụ nữ Châu Á-Thái Bình Dương (ARROW) vừa công bố một báo cáo mới như là một phần của giám sát sức khỏe sinh sản, tình dục và quyền (SRHR) của...

Hoạt động

Thanh niên tiên phong thúc đẩy quyền sức khỏe sinh sản tình dục: Chúng ta đã làm được gì? Chúng ta cần gì?

Ngày 31/5, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) – United Way Việt Nam và các tổ chức thuộc Mạng lưới Phòng ngừa và...

KẾT NỐI CÙNG NHAU TRONG DIỄN ĐÀN THANH NIÊN TIÊN PHONG THÚC ĐẨY QUYỀN SỨC KHỎE SINH SẢN TÌNH DỤC

22 thủ lĩnh thanh niên thuộc chương trình Tăng cường năng lực cho các lãnh đạo thanh niên trong thúc đẩy quyền về sức khỏe sinh sản và tình dục đã cùng tụ họp cùng nhau trong diễn đàn Thanh...

Dự án

TỌA ĐÀM CÔNG NGHIỆP THUỐC LÁ ĐANG TẤN CÔNG TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO? VÌ SAO ĐÂY LÀ VẤN ĐỀ CỦA CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG NỮ QUYỀN VÀ QUYỀN TRẺ EM?

Luật phòng chống tác hại thuốc lá quy định: Cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá; Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá; Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa...

Thanh niên tiên phong thúc đẩy quyền sức khỏe sinh sản tình dục: Chúng ta đã làm được gì? Chúng ta cần gì?

Ngày 31/5, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) – United Way Việt Nam và các tổ chức thuộc Mạng lưới Phòng ngừa và...

Đối tác