Thanh niên tiên phong thúc đẩy quyền sức khỏe sinh sản tình dục: Chúng ta đã làm được gì? Chúng ta cần gì?

Thứ Tư, 08/06/2022
Ngày 31/5, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) – United Way Việt Nam và các tổ chức thuộc Mạng lưới Phòng ngừa và Ứng phó bạo lực trên cơ sở giới (GBVNet) tổ chức tọa đàm: Thanh niên tiên phong thúc đẩy quyền sức khỏe sinh sản tình dục (QSKSSTD): Chúng ta đã làm được gì? Chúng ta cần gì?

Hoạt động thuộc chương trình SLEAD - tăng cường năng lực cho các lãnh đạo thanh niên trong thúc đẩy quyền về sức khỏe sinh sản và tình dục do Bộ Ngoại giao Vương quốc Hà Lan tài trợ.

 

Bàn trưng bày tài liệu 

 

Không gian triển lãm

 

 

Diễn đàn gồm 2 phiên toàn thể và 3 phiên song song tập trung vào những vấn đề nổi bật liên quan đến thực thi quyền sức khỏe sinh sản tình dục cho thanh niên: Khó khăn và giải pháp.

 

Bà Hoàng Tú Anh- Giám đốc CCIHP phát biểu khai mạc tọa đàm

 

Bà Nguyễn Phương Linh- Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) chia sẻ tại tọa đàm

 

Điểm nhấn ở phiên toàn thể 1, diễn giả Đỗ Thùy Dương- Cố vấn phát triển tổ chức và doanh nghiệp đã chia sẻ về việc lãnh đạo bản thân là một tinh thần chứ không phải vị trí và tinh thần lãnh đạo là sự lựa chọn cá nhân. Để có thể theo đuổi con đường tiên phong trong lĩnh vực của mình thì người lãnh đạo cần phải có phẩm chất và năng lực nhất định. Tuy nhiên, sự kết nối giữa các thủ lĩnh cũng là điều rất quan trọng để tạo nên những tổ chức mạng lưới vững mạnh. Do đó, rất cần hành động mạnh mẽ hơn từ phía các tổ chức, đội nhóm, cá nhân để tạo ra nhiều sự kết nối, hợp tác cùng làm việc về giới, về quyền sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục.

 

Bà Đỗ Thùy Dương- Cố vấn phát triển tổ chức và doanh nghiệp

 

Lê Thu Giang- Đại diện thanh niên Slead với trình bày "Phát triển năng lực lãnh đạo thanh niên: tăng cường nội lực và tạo cơ hội kết nối"

 

Phiên song song 1 chia sẻ các thành công và thách thức của lãnh đạo thanh niên trong thúc đẩy QSKSSTD, từ đó  gợi ý một số giải pháp để giải quyết các khó khăn như cần có mục tiêu chung được xây dựng từ ý kiến của các thành viên; lồng ghép các dự án liên quan đến cách dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tình dục mà các bạn trẻ dễ tiếp cận; Có cơ chế làm việc và đồng thuận của các bên liên quan; Kết nối các cơ hội làm việc giữa các nhóm thanh niên.

 

Bà Phan Lê Mai- Cán bộ chương trình thanh niên- Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (Unfpa)

 

Nguyễn Quốc Phong- Trưởng nhóm S đỏ Cần Thơ với bài trình bày "Mạng lưới CBO đồng bằng sông Cửu Long: cơ hội và thách thức với lãnh đạo mạng lưới"

 

Khách mời tham dự tọa đàm

 

Phiên song song 2 tập trung vào vấn đề: Nói chuyện truyền cảm hứng sẽ đóng góp như thế nào về vận động chính sách, truyền thông an toàn tình dục và trong môi trường giáo dục. Một số khuyến nghị, giải pháp được đưa ra như Sử dụng những trải nghiệm tích cực, có ý nghĩa khi chia sẻ các câu chuyện; Sự tự do trong việc tìm nguồn cảm hứng, phong cách thể hiện và truyền đạt có thể bắt nguồn từ những hoạt động cụ thể của mỗi cá nhân

 

Ông Lương Thế Huy- Viện trưởng viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) tại phiên song song 2

 

 

Phiên song song 3 với chủ đề Nguy cơ bị bạo lực và xâm hại khi thanh niên tham gia: hiện trạng, nhu cầu, giải pháp đã thảo luận các nguy cơ và khó khăn của thanh niên khi rơi vào tình huống bị quấy rối, xâm hại tình dục. Gợi ý giải pháp được đưa ra bao gồm cần có có chính sách, bộ nguyên tắc ứng xử cho sự tham gia của thanh niên khi tham gia vào các hoạt động. Ngoài ra, các thanh niên cần được tạo cơ hội tham gia các tập huấn ngắn về kiến thức về phòng ngừa, xử lí trong tình huống bị quấy rối, xâm hại tình dục để có thể tự tin ứng phó khi đối diện với tình huống này.

 

Bà Khuất Thu Hồng- Viện trưởng viện nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS)

 

Trần Quang Thọ- Cán bộ quản lý chương trình, MSD-United Way chia sẻ tại phiên song song3

 

Phiên toàn thể 2 thảo luận về một chủ đề rất được các thành viên quan tâm, đó là chăm sóc sức khỏe tinh thần của thanh niên/lãnh đạo thanh niên. Kiệt sức là điều có thể xảy đến với các thủ lĩnh thanh niên, đặc biệt là khi thực hiện các hoạt động liên quan đến quyền sức khỏe sinh sản tình dục của thanh niên. Một số giải pháp được đưa ra cụ thể bao gồm:Cần nhận diện được các dấu hiệu của sự thay đổi về sức khỏe tinh thần; Cần có những giải pháp của cá nhân cho các hoạt động kết nối giữa bạn bè, đồng nghiệp, thực hành thực tế; Nhờ đến chuyên gia, tổ chức hỗ trợ tham vấn tâm lý khi cần

 

 

 

 

 Bế mạc tọa đàm, ông Robbie Peeters, Bí thư Thứ hai Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam bày tỏ: “Phát triển chương trình thanh niên là hoạt động trọng tâm chúng tôi hướng tới với niềm tin tưởng rằng thanh niên là người tạo nên tương lai. Những điều tọa đàm hôm nay mang lại rất hữu ích và thú vị. Chúng tôi rất vui được trở thành đơn vị tài trợ cho chương trình, rất vui khi thấy thanh niên có không gian để nói lên tiếng nói, thực hiện quyền của mình. Chúng tôi rất vinh dự được tiếp tục đồng hành cùng các bạn thanh thiếu niên để hướng tới một tương lai nơi mọi thanh niên Việt Nam được sống khoẻ mạnh và hạnh phúc”.

 

 Lan Anh



Các tin mới hơn


Các tin khác