Giới thiệu ấn phẩm: Vì sao phải khẳng định Tình dục?

Thứ Bẩy, 10/11/2012
Giới thiệu ấn phẩm: Vì sao phải khẳng định Tình dục?
“Có nhiều cách tiếp cận khi thực hiện các công việc về tình dục. Các cách tiếp cận phổ biến nhất là từ quan điểm về sức khỏe và phòng tránh bạo lực... Mặc dù cả hai cách tiếp cận này đều có mặt lợi tuy nhiên chúng thường bị giới hạn và không đề cập được tất cả các vấn đề liên quan đến tình dục... Cách tiếp cận dựa trên sức khỏe có nguy cơ giới hạn tình dục chỉ trong các khía cạnh sinh học của nó.. Cách tiếp cận dựa trên phòng tránh bạo lực chỉ tập trung vào các mặt tiêu cực của tình dục và có nguy cơ khiến các chương trình mang tính chất bảo hộ...Vì lẽ đó, chúng ta cần một cách tiếp cận tập trung hơn vào tình dục và mang tính khẳng định tình dục.”

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc ẩn phẩm với nhan đề “Vì sao phải khẳng định tình dục?”. Ấn phẩm này do Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) biên dịch và xuất bản với sự cho phép của Trung tâm Tư liệu và Nghiên cứu phụ nữ Châu Á – Thái Bình Dương (ARROW). Ngoài phần dịch nguyên bản tiếng Anh, với sự đồng ý của tổ chức ARROW, CCIHP đã có thêm một bài viết ngắn tiêu đề Khẳng định tình dục: ví dụ từ một chương trình tư vấn cho thanh thiếu niên ở Việt Nam do bác sỹ Hoàng Tú Anh (giám đốc CCIHP) thực hiện là một minh họa sát thực cho khung khẳng định tình dục mà ấn phẩm đề cập.

Ấn phẩm này đưa ra một khung tiếp cận mới khi làm việc về tình dục đó là khung làm việc mang tính khẳng định tình dục, nhìn nhận tình dục một cách tích cực, như là một phần của cuộc sống, có khả năng tạo ra sự hưng phấn, khoái cảm, sự thoải mái, mối quan hệ gần gũi và tất cả những vui sướng khác mà tình dục có thể mang lại. Tình dục cũng có mặt trái của nó và cách tiếp cận này hướng đến việc phòng chống và giải quyết vấn đề phân biệt đối xử và bạo lực đang diễn ra trọng thực tế đời sống tình dục của nhiều người. Cách tiếp cận khẳng định tình dục dựa trên các nguyên tắc cốt lõi là sự toàn vẹn thân thể, quyền cá nhân, sự bình đẳng và tôn trọng sự đa dạng.
 
Các độc giả muốn nhận bản in, xin mời điền thông tin vào Phiếu đăng kí đính kèm theo bài này và gửi về Dự án Encourages. Tài liệu sẽ được phân phối miễn phí sau khi nhận được đầy đủ thông tin của đơn vị yêu cầu. Các độc giả có thể nhấn vào đây để download miễn phí bản điện tử của ấn phẩm.
 
Bản tiếng Anh của tài liệu này cũng như các số khác của ARROW for Change có thể tải được về từ website của ARROW tại đường link: http://arrow.org.my/home/index.php?option=com_content&view=article&id=47:arrows-for-change&catid=53&Itemid=106.
 
Thông tin về các ấn phẩm và hoạt động khác của dự án, xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
 
Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số
Số 2, ngách 49/41 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội.
Tel: 0435770261 (máy lẻ: 32)
Fax: 0435770260

BBT



Các tin mới hơn


Các tin khác

Giới thiệu CCIHP

Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) tiếp nối 10 năm kinh nghiệm và uy tín từ Công Ty Tư vấn Đầu tư và Nâng cao Sức khỏe (CIHP), được thành lập từ năm 1999. CIHP được biết đến như một doanh nghiệp xã hội làm việc như một tổ chức phi lợi nhuận từ những ngày đầu tiên thành lập. Sau 10 năm phát triển, CIHP đã tạo nên sự uy tín trong công tác nghiên cứu và các mô hình can thiệp sáng tạo trong các lĩnh vực về quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe sinh sản, tình dục và quyền, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. 
  • Tầm nhìn
  • Mục tiêu
  • Sơ đồ tổ chức

Lĩnh vực

Khám phá "cậu nhỏ"-Bản tin số 15

Khám phá "cậu nhỏ"-Bản tin số 15

Không có kiến thức về tuổi dậy thì nói riêng, sức khoẻ sinh sản nói chung có thể khiến cho chúng ta có những lo lắng không đáng có. Vì vậy, đừng ngại tìm hiểu thông tin, kiến thức về những...
Báo cáo nghiên cứu Sức khỏe và Hạnh phúc của Phụ nữ ở Châu Á và Thái Bình Dương

Báo cáo nghiên cứu Sức khỏe và Hạnh phúc của Phụ nữ ở Châu Á và Thái Bình Dương

Trung tâm Nghiên cứu và Nguồn lực dành cho Phụ nữ Châu Á-Thái Bình Dương (ARROW) vừa công bố một báo cáo mới như là một phần của giám sát sức khỏe sinh sản, tình dục và quyền (SRHR) của...

Hoạt động

Thanh niên tiên phong thúc đẩy quyền sức khỏe sinh sản tình dục: Chúng ta đã làm được gì? Chúng ta cần gì?

Ngày 31/5, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) – United Way Việt Nam và các tổ chức thuộc Mạng lưới Phòng ngừa và...

KẾT NỐI CÙNG NHAU TRONG DIỄN ĐÀN THANH NIÊN TIÊN PHONG THÚC ĐẨY QUYỀN SỨC KHỎE SINH SẢN TÌNH DỤC

22 thủ lĩnh thanh niên thuộc chương trình Tăng cường năng lực cho các lãnh đạo thanh niên trong thúc đẩy quyền về sức khỏe sinh sản và tình dục đã cùng tụ họp cùng nhau trong diễn đàn Thanh...

Dự án

TỌA ĐÀM CÔNG NGHIỆP THUỐC LÁ ĐANG TẤN CÔNG TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO? VÌ SAO ĐÂY LÀ VẤN ĐỀ CỦA CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG NỮ QUYỀN VÀ QUYỀN TRẺ EM?

Luật phòng chống tác hại thuốc lá quy định: Cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá; Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá; Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa...

Thanh niên tiên phong thúc đẩy quyền sức khỏe sinh sản tình dục: Chúng ta đã làm được gì? Chúng ta cần gì?

Ngày 31/5, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) – United Way Việt Nam và các tổ chức thuộc Mạng lưới Phòng ngừa và...

Đối tác