Giới thiệu sách "Quyền được gắn bó - Một bài giảng về tầm quan trọng của khái niệm ‘hướng’ trong Pháp luật So sánh về Xu hướng Tình dục"

Thứ Tư, 12/03/2014
Giới thiệu sách "Quyền được gắn bó - Một bài giảng về tầm quan trọng của khái niệm ‘hướng’ trong Pháp luật So sánh về Xu hướng Tình dục"
CCIHP xin đăng tải cuốn sách “Quyền Được Gắn Bó - Một bài giảng về tầm quan trọng của khái niệm ‘hướng’ trong Pháp luật So sánh về Xu hướng Tình dục” [dịch từ bản tiếng Anh ‘The Right to Relate’] của tác giả Kees Waaldijk, là Giáo sư chuyên ngành Pháp luật So sánh về Xu hướng Tình dục đang công tác tại Trường Luật Leiden, Hà Lan. Đây là bài viết mở rộng từ bài nói chuyện nhân dịp nhậm chức giáo sư Pháp luật So sánh về Xu hướng tình dục của tác giả vào ngày 20 tháng 4 năm 2012 tại tòa nhà Academy Building của Đại học Leiden.
Quyền thiết lập và phát triển các mối quan hệ với người khác được đề cập chi tiết lần đầu tiên bởi Ủy ban Nhân quyền châu Âu (năm 1976), coi đó là một bộ phận cấu thành của quyền được tôn trọng cuộc sống riêng tư. Kể từ đó, quyền này đã được thừa nhận dưới nhiều hình thức diễn đạt khác nhau bởi các tòa án quốc gia và quốc tế, trong đó có Tòa án Tối cao Mỹ (phán quyết vụ kiện đối với chính phủ Mỹ Roberts v. U.S. Jaycees), Tòa án Nhân quyền châu Âu (phán quyết vụ kiện chính phủ Đức Niemietz v. Germany), Tòa án Hiến pháp Nam Phi (phán quyết vụ kiện của Liên minh Quốc gia vì Sự Bình đẳng cho Người Đồng tính), và Tòa án Nhân quyền Liên Mỹ (phán quyết vụ kiện chính phủ Mê-hi-cô Ortega v. Mexico).
Bài giảng này trình bày nguồn gốc của quyền này và gắn kết nó với ý nghĩa của từ ‘hướng’ trong xu hướng tình dục và với nhu cầu tâm lý cơ bản của con người là tình yêu, tình cảm và sự gắn bó (trong lý thuyết về các nhu cầu của Maslow 1943). Bài giảng này đề cập đến ‘quyền được gắn bó’, và lập luận rằng quyền này có thể được coi là chủ đề xuyên suốt cho mọi vấn đề trong pháp luật về xu hướng tình dục (từ việc phi hình sự hóa và cấm phân biệt đối xử đến việc chấp nhận người đồng tính tị nạn và thừa nhận quyền làm cha mẹ của các cặp đồng giới). Quyền được gắn bó có thể được sử dụng như mẫu số chung cho nghiên cứu so sánh các quy định pháp luật trên thế giới nhằm chống lại hoặc công nhận người đồng tính. Quyền thiết lập các mối quan hệ (cùng giới) hàm ý cả quyền được công khai xu hướng tình dục và quyền được đến với nhau. Quyền được phát triển các mối quan hệ (cùng giới) đang dần được đảm bảo thông qua sự tôn trọng trong luật pháp, sự bảo vệ của luật pháp, sự công nhận của luật pháp, sự chính thức hoá của luật pháp cũng như sự thừa nhận các chế định pháp luật của nước ngoài.
CCIHP xin đăng tải cuốn sách “Quyền Được Gắn Bó - Một bài giảng về tầm quan trọng của khái niệm ‘hướng’ trong Pháp luật So sánh về Xu hướng Tình dục” [dịch từ bản tiếng Anh ‘The Right to Relate’] của tác giả Kees Waaldijk, là Giáo sư chuyên ngành Pháp luật So sánh về Xu hướng Tình dục đang công tác tại Trường Luật Leiden, Hà Lan. Đây là bài viết mở rộng từ bài nói chuyện nhân dịp nhậm chức giáo sư Pháp luật So sánh về Xu hướng tình dục của tác giả vào ngày 20 tháng 4 năm 2012 tại tòa nhà Academy Building của Đại học Leiden.
Độc giả quan tâm có thể tải cuốn sách này tại đây.
An edited English version of this text has now also been published as journal article:  Kees Waaldijk, ‘The Right to Relate: A Lecture on the Importance of “Orientation” in Comparative Sexual Orientation Law’, 24 Duke Journal of Comparative & International Law 161-199 (2013),  http://scholarship.law.duke.edu/djcil/vol24/iss1/4.


Các tin mới hơn


Các tin khác

Giới thiệu CCIHP

Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) tiếp nối 10 năm kinh nghiệm và uy tín từ Công Ty Tư vấn Đầu tư và Nâng cao Sức khỏe (CIHP), được thành lập từ năm 1999. CIHP được biết đến như một doanh nghiệp xã hội làm việc như một tổ chức phi lợi nhuận từ những ngày đầu tiên thành lập. Sau 10 năm phát triển, CIHP đã tạo nên sự uy tín trong công tác nghiên cứu và các mô hình can thiệp sáng tạo trong các lĩnh vực về quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe sinh sản, tình dục và quyền, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. 
  • Tầm nhìn
  • Mục tiêu
  • Sơ đồ tổ chức

Lĩnh vực

Khám phá "cậu nhỏ"-Bản tin số 15

Khám phá "cậu nhỏ"-Bản tin số 15

Không có kiến thức về tuổi dậy thì nói riêng, sức khoẻ sinh sản nói chung có thể khiến cho chúng ta có những lo lắng không đáng có. Vì vậy, đừng ngại tìm hiểu thông tin, kiến thức về những...
Báo cáo nghiên cứu Sức khỏe và Hạnh phúc của Phụ nữ ở Châu Á và Thái Bình Dương

Báo cáo nghiên cứu Sức khỏe và Hạnh phúc của Phụ nữ ở Châu Á và Thái Bình Dương

Trung tâm Nghiên cứu và Nguồn lực dành cho Phụ nữ Châu Á-Thái Bình Dương (ARROW) vừa công bố một báo cáo mới như là một phần của giám sát sức khỏe sinh sản, tình dục và quyền (SRHR) của...

Hoạt động

Thanh niên tiên phong thúc đẩy quyền sức khỏe sinh sản tình dục: Chúng ta đã làm được gì? Chúng ta cần gì?

Ngày 31/5, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) – United Way Việt Nam và các tổ chức thuộc Mạng lưới Phòng ngừa và...

KẾT NỐI CÙNG NHAU TRONG DIỄN ĐÀN THANH NIÊN TIÊN PHONG THÚC ĐẨY QUYỀN SỨC KHỎE SINH SẢN TÌNH DỤC

22 thủ lĩnh thanh niên thuộc chương trình Tăng cường năng lực cho các lãnh đạo thanh niên trong thúc đẩy quyền về sức khỏe sinh sản và tình dục đã cùng tụ họp cùng nhau trong diễn đàn Thanh...

Dự án

TỌA ĐÀM CÔNG NGHIỆP THUỐC LÁ ĐANG TẤN CÔNG TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO? VÌ SAO ĐÂY LÀ VẤN ĐỀ CỦA CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG NỮ QUYỀN VÀ QUYỀN TRẺ EM?

Luật phòng chống tác hại thuốc lá quy định: Cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá; Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá; Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa...

Thanh niên tiên phong thúc đẩy quyền sức khỏe sinh sản tình dục: Chúng ta đã làm được gì? Chúng ta cần gì?

Ngày 31/5, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) – United Way Việt Nam và các tổ chức thuộc Mạng lưới Phòng ngừa và...

Đối tác