"Gỡ rối tuổi teen" thông qua tăng cường trao đổi với con

Thứ Sáu, 28/07/2017
"Gỡ rối tuổi teen" thông qua tăng cường trao đổi với con
“CHA MẸ VÀ NHỮNG RẮC RỐI TUỔI TEEN” là buổi nói chuyện giữa các chuyên gia đến từ Hiệp hội Làm cha mẹ Quốc tế (PPGNHI) và trung tâm CCIHP tổ chức vào sáng ngày mùng 9 tháng 7 năm 2017 tại Nhà khách Quân đội. Buổi talkshow đã nhận được rất nhiều chia sẻ chân thật cũng như sự tham gia sôi nổi của các phụ huynh.

Trao đổi cùng teen là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để cùng con gỡ rối tất cả các vấn đề xoay quanh giai đoạn mới lớn của các bạn trẻ. Trong đó chủ đề về "tình dục" là chủ đề khó nói và nhiều trở ngại nhất đối với nhiều bậc phụ huynh. "Liệu con mình có phải là người đồng tính?", "Con thủ dâm thì cha, mẹ cần làm gì?", "biết con xem phim XXX thì phụ huynh cần làm gì để ngăn cản"... Đó là số ít trong nhiều những băn khoăn của phụ huynh có con trong độ tuổi vị thành niên từ 9 đến 16 tuổi. Cấm con, ngăn cản con, tránh mắng hay trò chuyện tích cực để hiểu nhau? - Tất cả đều nằm trong tầm tay của người lớn! Trong buổi talkshow này, chuyên gia Sonia và Ths Phạm Kiều Linh sẽ cùng cha, mẹ khám phá cách để Nói với con một cách tốt nhất.

 

Mở đầu cho buổi nói chuyện ngày hôm nay là trò chơi “Truyền tín hiệu” để làm quen cũng như hâm nóng bầu không khí. Cả hai đội chơi có hơi bối rối ban đầu với các loại tín hiệu nhưng sau, các cha mẹ đã thật sự hoà mình vào trò chơi.

 

Các phụ huynh cầm tay nhau chơi trò “truyền tín hiệu”

 

“Cái bút xanh là nắm tay nhẹ cơ mà, tín hiệu truyền bị sai rồi”

 

Sau phần trò chơi tạo sự kết nối, cô Sonia đến từ tổ chức PPGNHI đã yêu cầu mỗi phụ huynh hãy viết lại ít nhất một mong muốn và một điều khiến mình lo sợ khi chia sẻ thông tin về tình dục với con.

 

 

Theo cô Sonia, trước khi có trao đổi với Teen, các phụ huynh cần xác định được "hy vọng" và "nỗi sợ" của chính bản thân mình dành cho con cái mình liên quan đến Tình dục. Bởi lẽ chỉ khi nào người lớn hiểu được mình mong muốn điều gì cho con thì chúng ta mới có được chiến lược phù hợp để nói với teen về "chuyện nhạy cảm này".

 

Các phụ huynh viết lên giấy những "hy vọng" của mình

 

 

Qua hoạt động đầu tiên này, cô Sonia khẳng định: "Giống như đại đa số các gia đình ở Mỹ hay ở Việt Nam, tất cả chúng ta đều hy vọng những đứa trẻ của mình được an toàn, hạnh phúc, khỏe mạnh,...và tất cả những hy vọng này đều đáng trân trọng và cần những cách để truyền tải đến teen". Có nhiều cách để cùng con trò chuyện nhưng quan trọng nhất là phải cho con trẻ biết rằng chúng có thể tin tưởng được cha, mẹ để thoải mái chia sẻ. Và một trong các chiến lược quan trọng là phải thể hiện cho trẻ thấy được những gì chúng ta mong muốn là để con được khỏe mạnh, an toàn và hạnh phúc, chứ không phải "cố gắng" để soi mói hay làm khó chúng.

 

 

Mọi người cùng nghe và đưa ra các câu hỏi của mình cho các chuyên gia cách nói chuyện với con về chủ đề giới tính - tình dục. Các con vào độ tuổi cấp 2 tuy lúc này đã có xu hướng thân thiết, chia sẻ với bạn bè nhiều hơn bố mẹ nhưng chính gia đình lại là nguồn thông tin chính ảnh hưởng nhiều nhất đến suy nghĩ và hành vi của các con.

 

Câu chuyện của một chị có con trai chia sẻ về việc bản thân rất băn khoăn khi con trai luôn từ chối nói chuyện với mẹ về chủ đề giới tính cũng như tình dục. Chị chắc chắn con không hứng thú hay chú ý các buổi giáo dục giới tính trên trường nhưng khi chị hỏi về các kiến thức, con luôn trả lời được hết. Chị mong muốn các chuyên gia có thể giúp chị giải đáp băn khoăn để hai mẹ con có thể nói chuyện, chia sẻ thoải mái hơn.

 

 

Ths Phạm Kiều Linh (chuyên gia đào tạo và tư vấn tại CCIHP) chia sẻ và yêu cầu các cha mẹ thảo luận các chiến lược nói chuyện với các con thông qua bài tập nhỏ mang tên: "Chocolate và sự thuyết phục". Các nhóm sẽ được tham gia hoạt động này bằng cách thảo luận tất cả các cách để khuyên con không nên ăn Chocolate trước bữa ăn. Từ đó các tình huống sau sẽ khó khăn hơn, ví dụ: khuyên con về "người yêu", "quan hệ tình dục lần đầu", "muốn có thai"... 

 

 

 

 

Sau hoạt động này, các cha mẹ và chuyên gia cùng thống nhất: có rất nhiều cách để trò chuyện với con và với mỗi một cách, trẻ đều có những phản ứng khác nhau, ví như đe dọa trẻ, đưa tin sai lệch để khiến trẻ tin theo cách mình muốn, hay thưởng cho trẻ nếu trẻ không làm,... Nhưng đối với những "chiến lược" như vậy đều dẫn tới những "hậu quả" rằng trẻ sẽ mất niềm tin vào chính cha, mẹ và có rất nhiều thứ dù có cấm nhưng trẻ sẽ tìm ra cách để phản kháng và làm theo niềm tin của chính mình. Chính vì vậy chỉ có cách trao đổi tích cực và đưa ra thông tin khoa học và chính xác đồng thời tạo ra những cơ hội để cùng con tìm hiểu về vấn đề băn khoăn là cách duy nhất "có tính khả thi cao nhất" để giúp gia đình có được sự chia sẻ, thân thiết và phần nào đưa teen về phía mình.

 

Cuối buổi, các phụ huynh tích cực chia sẻ những tình huống thật từ gia đình mình để cùng chuyên gia Linh giải đáp. Buổi talkshow kết thúc bằng sự bất ngờ, niềm vui và nhiều giải tỏa từ phía phụ huynh. Trong tương lai, CCIHP sẽ tiếp tục đồng hành cùng cha, mẹ để Nói chuyện với teen hiệu quả nhất trong các sự kiện tương tự.

 

Để nhận tư vấn cá nhân, các phụ huynh có thể liên lạc với Ths Kiều Linh qua email: linh@ccihp.org hoặc Ths Lan Anh qua email: lananh@ccihp.org hoặc theo dõi fanpage dành cho giới trẻ: https://www.facebook.com/whynot.taisaokhong/

 

Trúc và San

 

 

 



Các tin mới hơn


Các tin khác

Giới thiệu CCIHP

Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) tiếp nối 10 năm kinh nghiệm và uy tín từ Công Ty Tư vấn Đầu tư và Nâng cao Sức khỏe (CIHP), được thành lập từ năm 1999. CIHP được biết đến như một doanh nghiệp xã hội làm việc như một tổ chức phi lợi nhuận từ những ngày đầu tiên thành lập. Sau 10 năm phát triển, CIHP đã tạo nên sự uy tín trong công tác nghiên cứu và các mô hình can thiệp sáng tạo trong các lĩnh vực về quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe sinh sản, tình dục và quyền, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. 
  • Tầm nhìn
  • Mục tiêu
  • Sơ đồ tổ chức

Lĩnh vực

Khám phá "cậu nhỏ"-Bản tin số 15

Khám phá "cậu nhỏ"-Bản tin số 15

Không có kiến thức về tuổi dậy thì nói riêng, sức khoẻ sinh sản nói chung có thể khiến cho chúng ta có những lo lắng không đáng có. Vì vậy, đừng ngại tìm hiểu thông tin, kiến thức về những...
Báo cáo nghiên cứu Sức khỏe và Hạnh phúc của Phụ nữ ở Châu Á và Thái Bình Dương

Báo cáo nghiên cứu Sức khỏe và Hạnh phúc của Phụ nữ ở Châu Á và Thái Bình Dương

Trung tâm Nghiên cứu và Nguồn lực dành cho Phụ nữ Châu Á-Thái Bình Dương (ARROW) vừa công bố một báo cáo mới như là một phần của giám sát sức khỏe sinh sản, tình dục và quyền (SRHR) của...

Hoạt động

Thanh niên tiên phong thúc đẩy quyền sức khỏe sinh sản tình dục: Chúng ta đã làm được gì? Chúng ta cần gì?

Ngày 31/5, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) – United Way Việt Nam và các tổ chức thuộc Mạng lưới Phòng ngừa và...

KẾT NỐI CÙNG NHAU TRONG DIỄN ĐÀN THANH NIÊN TIÊN PHONG THÚC ĐẨY QUYỀN SỨC KHỎE SINH SẢN TÌNH DỤC

22 thủ lĩnh thanh niên thuộc chương trình Tăng cường năng lực cho các lãnh đạo thanh niên trong thúc đẩy quyền về sức khỏe sinh sản và tình dục đã cùng tụ họp cùng nhau trong diễn đàn Thanh...

Dự án

TỌA ĐÀM CÔNG NGHIỆP THUỐC LÁ ĐANG TẤN CÔNG TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO? VÌ SAO ĐÂY LÀ VẤN ĐỀ CỦA CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG NỮ QUYỀN VÀ QUYỀN TRẺ EM?

Luật phòng chống tác hại thuốc lá quy định: Cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá; Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá; Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa...

Thanh niên tiên phong thúc đẩy quyền sức khỏe sinh sản tình dục: Chúng ta đã làm được gì? Chúng ta cần gì?

Ngày 31/5, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) – United Way Việt Nam và các tổ chức thuộc Mạng lưới Phòng ngừa và...

Đối tác