Tìm kiếm chuyên gia bình duyệt báo cáo Health watch 2, 3 và phân tích chính sách

Thứ Hai, 15/12/2014
Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số cần tìm kiếm chuyên gia bình duyệt báo cáo và phân tích tổng quan chính sách về chăm sóc sức khỏe cho người dân tộc thiểu số. Hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án: Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân tộc thiểu số thông qua cách tiếp cận công bằng sức khỏe thực hiện tại Quế Phong, Nghệ An. Hạn nộp báo cáo đến hết ngày 10/1/2015

 I. BỐI CẢNH

Dự án “Nâng cao tiếng nói thông qua hoạt động mạng lưới hiệu quả” (IVEN) do Liên Minh Châu Âu và Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam tài trợ cho Liên minh Hành động vì Công bằng Sức khoẻ (PAHE)  nhằm nâng cao năng lực tổ chức cho PAHE và cải thiện công bằng sức khoẻ cho người dân tộc thiểu số thông qua đối thoại chính sách ở các cấp. Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), một thành viên của PAHE, thay mặt cho Liên minh tiếp nhận và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động của dự án này. 

PAHE cần phát triển một kế hoạch vận động chính sách chiến lược cho giai đoạn 2015 – 2018 dựa trên cơ sở (i) phân tích hiện trạng các chính sách có liên quan tới công bằng sức khoẻ và tiếp cận dịch vụ y tế của người dân tộc thiểu số, việc triển khai các chính sách tại địa phương (địa bàn dự án Quế Phong, Nghệ An); (ii) phân tích các số liệu nghiên cứu, bằng chứng minh hoạ mà PAHE đã có (Health Watch 2 và 3); (iii) dự báo cơ hội vận động chính sách ở cấp địa phương và trung ương. Một chuyên gia tư vấn ngoài PAHE được mời làm nghiên cứu viên chính để thực hiện Tổng quan chính sách và bằng chứng liên quan công bằng sức khoẻ, tiếp cận dịch vụ y tế. Tuy nhiên, việc phân tích các khoảng trống về số liệu nghiên cứu (bằng chứng) mà PAHE hiện có cũng như thảo luận để đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho PAHE, sẽ cần có thêm cách nhìn của đại diện thành viên PAHE để sát thực hơn với bối cảnh và nhu cầu phát triển của Liên minh. 

Công việc chuyên gia cần làm được mô tả chi tiết trong bảng dưới đây

II. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG

Mục tiêu chính của hoạt động bao gồm: 
- Bình duyệt báo cáo Health Watch 3 để đưa ra các góp ý cụ thể cho phần Bàn luận và Khuyến nghị 
- Phân tích các khoảng trống trong số liệu nghiên cứu mà PAHE hiện có trong các báo cáo Health Watch 2 và 3
- Góp ý cho chuyên gia tư vấn về câu hỏi nghiên cứu, phương pháp, và các phát hiện chính trong suốt quá trình thực hiện Phân tích tổng quan về chính sách, nhằm đáp ứng sát thực hơn bối cảnh và nhu cầu phát triển của PAHE 
- Đưa ra các khuyến nghị cho PAHE về vấn đề cần ưu tiên nghiên cứu vận động chính sách liên quan công bằng sức khoẻ và dịch vụ y tế cho người dân tộc thiểu số tại Việt Nam trong thời gian 3 năm tới (2015 – 2018) 

III. PHẠM VI CÔNG VIỆC

Các công việc cần thực hiện bao gồm

III.A. Làm việc với Chuyên gia tư vấn:

1. Có 1-2 buổi làm việc cùng chuyên gia tư vấn để thống nhất mục tiêu, câu hỏi, và phương pháp thực hiện Phân tích Tổng quan Chính sách 
2. Góp ý cho bản tóm tắt các phát hiện chính và kế hoạch thực địa Quế phong, Nghệ An 
3. Cùng tham gia thực địa Quế Phong, Nghệ An với chuyên gia 
4. Có 1-2 buổi làm việc cùng chuyên gia để góp ý cho các kết quả chính và các khuyến nghị về vấn đề cần ưu tiên thu thập bằng chứng và đặt vào kế hoạch vận động chính sách trong 3 năm tới của PAHE 
III.B. Bình duyệt báo cáo Health Watch 3 và Phân tích khoảng trống trong số liệu nghiên cứu hiện có:
5. Đọc và góp ý bằng văn bản cho báo cáo Health Watch 3, đặc biệt cho các Bàn luận và Khuyến nghị của báo cáo 
6. Đọc, phân tích và viết báo cáo ngắn gọn về các khoảng trống hiện tại trong số liệu nghiên cứu của PAHE (như được trình bày trong 02 báo cáo Health Watch 2 và 3), và đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho ưu tiên nghiên cứu cho PAHE trong giai đoạn 2015 – 2018 
7. Góp ý bằng văn bản cho Kế hoạch vận động chính sách chiến lược của PAHE giai đoạn 2015 – 2018 

IV. CÁC ĐẦU RA 

1. Tóm tắt các ý kiến góp ý cho đề cương Phân tích tổng quan (qua email và tại các cuộc làm việc với chuyên gia) 
 
2. Tóm tắt các ý kiến góp ý cho các phát hiện chính từ tổng quan tài liệu và nội dung làm việc cho thực địa Quế Phong, Nghệ An (qua email và tại các cuộc làm việc với chuyên gia)
 
3. Tóm tắt các ý kiến góp ý, bàn luận cho các kết quả chính và khuyến nghị trong Báo cáo Phân tích Tổng quan (qua email và tại các cuộc làm việc với chuyên gia)
 
4. Tóm tắt phản biện cho Báo cáo Health Watch 3 (bằng văn bản, tối đa 10 trang A4) 
 
5. Báo cáo ngắn về khoảng trống trong các số liệu nghiên cứu hiện có và khuyến nghị cho ưu tiên nghiên cứu/ thu thập bằng chứng cho PAHE giai đoạn 2015 – 2018 (bằng văn bản, tối đa 15 trang A4) và 01 bài trình bày PowerPoint trong Hội thảo Lập kế hoạch vận động chính sách chiến lược của PAHE 
 
6. Tóm tắt các ý kiến góp ý cụ thể cho Kế hoạch vận động chính sách chiến lược của PAHE giai đoạn 2015 – 2018 (các ý kiến chỉnh sửa hoặc bình luận trên bản Kế hoạch, sử dụng track changes, và tại Hội thảo Lập kế hoạch vận động chính sách chiến lược của PAHE) 

V.THỜI GIAN LÀM VIỆC 

Thời gian thực hiện hoạt động: từtháng 12 năm 2014 đến ngày 28 tháng 2 năm 2015, với tổng số 15 ngày làm việc. 

VI. NGÂN SÁCH
Ngân sách tối đa cho hợp đồng tư vấn này là 63.000.000 (sáu mươi ba triệu đồng chẵn), bao gồm thuế thu nhập cá nhân, và chưa bao gồm các chi phí thực địa có liên quan. Các chi phí thực địa sẽ do dự án chi trả theo định mức được nhà tài trợ quy định. 

VII. YÊU CẦU
 
1. Cam kết bố trí thời gian tham gia đầy đủ các hoạt động với chuyên gia tư vấn, thực địa và hoàn thành công việc đúng thời hạn 
2. Ưu tiên các thành viên có kinh nghiệm trong các hoạt động liên quan, và tham gia vào quá trình viết báo cáo Health Watch 1, 2 và 3
 
Qúy vị quan tâm vui lònggửi kế hoạch làm việc cụ thể tới
 
Trưởng Ban điều hành - Ông Trần Tiến Đức qua emai - trantienduc41@gmail.com,
Thư ký Ban điều hành PAHE - Bà Phạm Thái Hằng, email: thaihang@ccrd.org,
Kế toán của CCIHP - Bà Phạm Bích Hiền - email: hien@ccihp.org,
Điều phối viên dự án của CCIHP - Bà Quách Thu Trang, email: qttrang@ccihp.org
Cán bộ dự án - Bà Đinh Phương Nga, Email: nga@ccihp.org
 
Hồ sơ đăng ký xin gửi về
 
Phạm Bích Hiền – hoặc Đinh Phương Nga
 
Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số
Số 48, ngách 251/8 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04 3577 0261

Chi tiết công việc có tại đây

 

 



Các tin mới hơn


Các tin khác

Giới thiệu CCIHP

Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) tiếp nối 10 năm kinh nghiệm và uy tín từ Công Ty Tư vấn Đầu tư và Nâng cao Sức khỏe (CIHP), được thành lập từ năm 1999. CIHP được biết đến như một doanh nghiệp xã hội làm việc như một tổ chức phi lợi nhuận từ những ngày đầu tiên thành lập. Sau 10 năm phát triển, CIHP đã tạo nên sự uy tín trong công tác nghiên cứu và các mô hình can thiệp sáng tạo trong các lĩnh vực về quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe sinh sản, tình dục và quyền, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. 
  • Tầm nhìn
  • Mục tiêu
  • Sơ đồ tổ chức

Lĩnh vực

Khám phá "cậu nhỏ"-Bản tin số 15

Khám phá "cậu nhỏ"-Bản tin số 15

Không có kiến thức về tuổi dậy thì nói riêng, sức khoẻ sinh sản nói chung có thể khiến cho chúng ta có những lo lắng không đáng có. Vì vậy, đừng ngại tìm hiểu thông tin, kiến thức về những...
Báo cáo nghiên cứu Sức khỏe và Hạnh phúc của Phụ nữ ở Châu Á và Thái Bình Dương

Báo cáo nghiên cứu Sức khỏe và Hạnh phúc của Phụ nữ ở Châu Á và Thái Bình Dương

Trung tâm Nghiên cứu và Nguồn lực dành cho Phụ nữ Châu Á-Thái Bình Dương (ARROW) vừa công bố một báo cáo mới như là một phần của giám sát sức khỏe sinh sản, tình dục và quyền (SRHR) của...

Hoạt động

Thanh niên tiên phong thúc đẩy quyền sức khỏe sinh sản tình dục: Chúng ta đã làm được gì? Chúng ta cần gì?

Ngày 31/5, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) – United Way Việt Nam và các tổ chức thuộc Mạng lưới Phòng ngừa và...

KẾT NỐI CÙNG NHAU TRONG DIỄN ĐÀN THANH NIÊN TIÊN PHONG THÚC ĐẨY QUYỀN SỨC KHỎE SINH SẢN TÌNH DỤC

22 thủ lĩnh thanh niên thuộc chương trình Tăng cường năng lực cho các lãnh đạo thanh niên trong thúc đẩy quyền về sức khỏe sinh sản và tình dục đã cùng tụ họp cùng nhau trong diễn đàn Thanh...

Dự án

TỌA ĐÀM CÔNG NGHIỆP THUỐC LÁ ĐANG TẤN CÔNG TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO? VÌ SAO ĐÂY LÀ VẤN ĐỀ CỦA CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG NỮ QUYỀN VÀ QUYỀN TRẺ EM?

Luật phòng chống tác hại thuốc lá quy định: Cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá; Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá; Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa...

Thanh niên tiên phong thúc đẩy quyền sức khỏe sinh sản tình dục: Chúng ta đã làm được gì? Chúng ta cần gì?

Ngày 31/5, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) – United Way Việt Nam và các tổ chức thuộc Mạng lưới Phòng ngừa và...

Đối tác