Sức khoẻ sinh sản, Tình dục và Quyền
CCIHP là một trong những tổ chức đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, can thiệp về SKSS-TD và quyền với nhiều nhóm đối tượng như vị thành niên, thanh niên, phụ nữ, trẻ em gái vùng dân tộc miền núi, nhóm thanh niên công nhân, nhóm người có HIV, người khuyết tật. CCIHP xây dựng và duy trì dịch vụ tư vấn trực tuyến về SKSS-TD và giới cho vị thành niên/ thanh niên với hơn 14 năm, CCIHP thực hiện nghiên cứu đánh giá về chiến lược chăm sóc SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2015, góp phần xây dựng chiến lược SKSS-TD giai đoạn 2016-2020. Trong các can thiệp đã thực hiện, CCIHP triển khai dự án về tăng cường tiếng nói của người dân trong dịch vụ Làm mẹ an toàn tại Quế Phong, dự án tăng cường SKSS-TD cho nữ thành niên công nhân tại Hà Nội, dự án mô hình giáo dục đồng đẳng (nhóm Tình nguyện trẻ) về SKSS-TD cho học sinh trung học cơ sở. Các dự án/ chương trình can thiệp này đã đóng góp nhiều bài học kinh nghiệm cho CCIHP và các chương trình chăm sóc SKSS tại Việt Nam
QUYỀN TÍNH DỤC - ẤN PHẨM CỦA ARROW
Thứ Hai, 19/04/2021, 11:25Ấn phẩm ARROW for Change đề cập đến nhiều quan điểm và tiếng nói khác nhau về quyền tính dục. Trong đó, các bài viết đi sâu phân tích mối liên hệ giữa quyền tính dục, sự tự chủ về thân thể, và sự liêm chính; đồng thời, thảo luận về các quan điểm hiện nay về quyền tính dục ở trong khu vực, từ đó nêu lên sự mối giao thoa giữa quyền tính dục và các vấn đề như giai cấp, tuổi tác, dân tộc, và khuyết tật.
Báo cáo nghiên cứu Sức khỏe và Hạnh phúc của Phụ nữ ở Châu Á và Thái Bình Dương
Thứ Hai, 13/04/2020, 13:28Trung tâm Nghiên cứu và Nguồn lực dành cho Phụ nữ Châu Á-Thái Bình Dương (ARROW) vừa công bố một báo cáo mới như là một phần của giám sát sức khỏe sinh sản, tình dục và quyền (SRHR) của ICPD + 25 trong khu vực Báo cáo mang tên Sức khỏe và Hạnh phúc của Phụ nữ ở Châu Á và Thái Bình Dương, đề cập đến nhu cầu sức khỏe tình dục của phụ nữ lớn tuổi (từ 65 tuổi trở lên). Trong báo cáo quan trọng này là một nghiên cứu trường hợp do CCIHP thực hiện nhằm làm nổi bật nhu cầu của phụ nữ Việt Nam lớn tuổi. Việt Nam có một trong những quốc gia già hóa nhanh nhất ở châu Á và đến năm 2050, số người trên 60 tuổi sẽ tăng gấp ba từ 8,9% lên hơn 30%. Tuy nhiên, các chuẩn mực văn hóa và lầm tưởng về tình dục của người già, đặc biệt gắn liền với phụ nữ, điều đó có nghĩa rằng quyền tình dục của họ thường bị bỏ qua và họ không được đáp ứng các dịch vụ họ cần. Ngoài ra, có rất ít nghiên cứu trong lĩnh vực này vì hầu hết sự chú ý thường được dành cho nhu cầu SRHR của những người trẻ tuổi.
TẬP HUẤN GIẢNG DẠY VỀ GIỚI TÍNH, SỨC KHỎE SINH SẢN CÙNG TRẠI HÈ “ TÔI TỰ TIN, BẠN CŨNG THẾ”
Thứ Hai, 17/06/2019, 11:38Với mong muốn cung cấp kiến thức, kĩ năng về giới tính, sức khỏe sinh sản cho giáo viên THCS để giáo viên có thể tự tin chia sẻ, thảo luận về sinh sản và tình dục với học sinh, giúp các em ứng phó với các khó khăn liên quan đến sức khỏe sinh sản- tình dục, dưới sự hỗ trợ về mặt tài chính và kĩ thuật từ tổ chức Planned parenthood of the Great Northwest and the Hawaiian Islands (PPGNHI), CCIHP đã tổ chức trại hè “ Tôi tự tin, bạn cũng thế” diễn ra trong 3 ngày 31/5 – 1,2/6/2019 tại khách sạn Larosa với sự tham gia của 15 giáo viên đến từ 8 trường THCS trên địa bàn Hà Nội: Đông Dư, Bát Tràng, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt, Thực Nghiệm, Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Alpha.
MHealth- Một khởi đầu đầy hy vọng
Thứ Ba, 13/10/2020, 14:27Đại dịch Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019 đến nay đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn cầu, đặc biệt là đối với việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Với bối cảnh này, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc sức khỏe nói chung, chăm sóc sức khỏe của bà mẹ mang thai và trẻ em nói riêng đang là mối quan tâm của các ban ngành y tế, các đơn vị, tổ chức nhà nước và tư nhân.
Giáo dục tình dục toàn diện: 7 yếu tố quan trọng
Thứ Ba, 27/06/2017, 10:38Giáo dục tình dục toàn diện (GDTDTD) tôn trọng nhân quyền của tất cả mọi người, đặc biệt là nhóm thanh niên, từ đó cho phép họ tiếp cận những quyền sinh sản và tình dục của mình. Cách tiếp cận của GDTDTD là tôn trọng tính dục của người trẻ cũng như trao cho họ thái độ tích cực đối với tình dục thay vì đề cao sự kiêng khem, sợ hãi và nhìn nhận người trẻ như những cá nhân không có ham muốn tình dục
Thương thuyết không gian công cộng và pháp luật: Phong trào ủng hộ quyền của người LGBT tại Việt Nam
Thứ Bẩy, 21/06/2014, 10:06Ngày hôm nay 19/6 Quốc hội chính thức thông qua luật hôn nhân gia đình với 79,52% số phiếu tán thành. Trong luật pháp Việt Nam, không phân biệt đối xử một cách rõ ràng với cá nhân người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) nhưng quyền lợi của họ không được bảo vệ một cách hợp pháp và họ đang là nhóm đứng bên lề của xã hội. Kết quả của ngày hôm nay có tác động sâu rộng đến quyền của những người thuộc cộng đồng LGBT và những người ủng hộ quyền của nhóm người này. Đây là thời điểm có tính chất quyết định. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nghiên cứu của nhóm IDS Anh và Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) về những bài học kinh nghiệm từ cách các tổ chức xã hội dân sự vận động sử dụng và tác động của nó đến sự thay đổi của luật pháp và nhận thức xã hội