Giới và bạo lực giới : Nhân viên y tế có thể giúp gì cho nạn nhân của bạo lực giới?, số 6, năm 2005

Thứ Hai, 05/08/2013
Giới và bạo lực giới : Nhân viên y tế có thể giúp gì cho nạn nhân của bạo lực giới?, số 6, năm 2005
Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc Chuyên san Giới, Tình dục và Sức khỏe Tình dục số 6 với nhan đề: “Giới và bạo lực giới : Nhân viên y tế có thể giúp gì cho nạn nhân của bạo lực giới?" của tác giả Lê Thị Phương Mai

 Tóm tắt

Trong hai thập kỷ qua, bằng chứng từ nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bạo lực giới là một trong những vấn đề sức khoẻ cộng đồng nghiêm trọng nhất mà phụ nữ các nước này phải chịu đựng. Ỏ Việt Nam đã có nhiều can thiệp phòng chống và giảm thiểu tác hại của bạo lực giới. Tuy nhiên, sự tham gia của nhân viên y tế trong việc giúp đỡ nạn nhân của bạo lực giới chưa được biết đến. Bài viết này phân tích so sánh kết quả của hai cuộc điều tra trước và sau can thiệp tại một số cơ sở y tế của Hà Nội (bệnh viện đa khoa thành phố và hai trạm y tế phường) nhằm tìm hiểu sự thay đổi kiến thức, thái độ về bạo hành giới của nhân viên y tế và đánh giá những thay đổi trong hoạt động giải quyết bạo lực đối với phụ nữ và giúp đỡ nạn nhân trước và sau khi can thiệp. Tại mỗi cuộc điều tra, có khoảng 170 nhân viên y tế đã tham gia vào phỏng vấn bảng hỏi và một số cán bộ lãnh đạo y tế tham gia thảo luận nhóm. Kết quả cho thấy có sự thay đổi theo hướng tích cực về thái độ và nhận thức của nhân viên y tế về bình đẳng giới và bạo lực giới. Can thiệp không chỉ giúp nâng cao nhận thức của nhân viên y tế mà còn mang lại sự thay đổi tích cực trong hoạt động của họ. Nhân viên y tế đã biết sàng lọc, ghi chép và hỗ trợ tinh thần cho nạn nhân bị bạo hành giới. Họ đã góp phần phá vỡ sự im lặng về bạo hành giới bị ẩn giấu lâu nay. Can thiệp đã thực sự đem lại những thay đổi theo hướng cải thiện chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần toàn diện cho người dân. Tuy nhiên giữa kiến thức và thực hành vẫn còn khoảng cách. Nhân viên y tế rất cần được tiếp tục tập huấn nâng cao nhận thức để hiểu được tầm quan trọng của sàng lọc, ghi chép, và tiếp tục giúp đỡ sau ra viện trong việc ngăn ngừa và bảo vệ sự an toàn của nạn nhân bạo hành.

Các độc giả muốn nhận bản in, xin mời điền thông tin và gửi về Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số. Tài liệu sẽ được phân phát miễn phí sau khi nhận được đầy đủ thông tin của cá nhân/ đơn vị yêu cầu.

Thông tin về các ấn phẩm và hoạt động khác của CCIHP, xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) 

Địa chỉ:     Số 2, Ngõ 49/41 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội.

Email:       gsh@ccihp.org 

Tel:           84 4 35770261 

Fax:          84 4 35770260



Các tin mới hơn


Các tin khác