Lắng nghe những người mại dâm nữ tại Việt Nam, số 12, năm 2006
Thứ Ba, 08/10/2013Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc Chuyên san Giới, Tình dục và Sức khỏe Tình dục số 12 với nhan đề: "Lắng nghe những người mại dâm nữ tại Việt Nam" của 2 tác giả Doreen Rosenthal, Trần Thị Kim Oanh
Tóm tắt
Nghiên cứu định tính này nhằm đánh giá kiến thức liên quan tới HIV/AIDS, tần số sử dụng và các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng BCS của những người mại dâm nữ (NMDN) với các khách hàng, và các bạn tình thường xuyên không phải là khách hàng của họ tại Khánh Hoà, một tỉnh phát triển dựa trên tiềm năng về du lịch tại miền trung Việt Nam và cũng là nơi mà hoạt động mại dâm khá phổ biến. Phương Pháp: Chúng tôi thu thập các dữ liệu thông qua các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với NMDN gián tiếp (n =16) và trực tiếp (n =9). Kết quả: Mặc dù phần lớn các đối tượng nghiên cứu đã được cung cấp thông tin đầy đủ về cơ chế lây truyền HIV/AIDS, nhưng khoảng 1/3 trong số họ có những niềm tin và suy nghĩ không chính xác về những người có HIV cũng như cơ chế lây truyền HIV từ mẹ sang con. Bao cao su (BCS) không được sử dụng một cách thường xuyên. Nghiên cứu cho thấy có nhiều NMDN trực tiếp, so với NMDN gián tiếp, cho biết họ sử dụng BCS với khách hàng trong hầu hết những lần quan hệ tình dục (QHTD), tuy nhiên không có ai trong số họ sử dụng BCS trong tất cả các lần. Với những khách hàng thường xuyên, phần lớn những người tham gia nghiên cứu đều nói rằng họ không sử dụng BCS. Khoảng 1/3 NMDN che dấu việc mại dâm của mình với những người bạn tình thường xuyên của họ, những người thường quyết định việc có sử dụng BCS hay không khi quan hệ tình dục. Những lý do giải thích việc không sử dụng BCS với khách hàng thường được các đối tượng nghiên cứu nhắc đến bao gồm trường hợp khách hàng trả giá cao hơn, khách hàng đòi hỏi QHTD không sử dụng BCS, và việc mang BCS trong người là bằng chứng của hoạt động mại dâm. Đối với những bạn tình thường xuyên, NMDN cho rằng việc không sử dụng BCS thường do: mức độ quen biết giữa hai người, việc sử dụng BCS phụ thuộc vào quyết định của bạn tình, và sử dụng BCS là bằng chứng về tình trạng mại dâm của chính họ. Nghiên cứu không cho thấy có mối quan hệ rõ ràng nào giữa kiến thức về HIV, thời gian hành nghề và những hành vi an toàn tình dục. Kết luận: Đề ra các khuyến nghị nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng BCS trong nhóm NMDN.
Các tin mới hơn
- QUYỀN TÍNH DỤC - ẤN PHẨM CỦA ARROW Thứ Hai, 19/04/2021
- Đừng im lặng. Hãy lên tiếng-Bản tin số 21 Thứ Sáu, 05/06/2020
- Khi trở thành "phụ huynh" bất đắc dĩ- Bản tin số 20 Thứ Sáu, 05/06/2020
- Khi chúng mình chăm sóc bản thân- Bản tin 19 Thứ Sáu, 05/06/2020
- 101 thắc mắc về "cô bé" và "cậu bé"-Bản tin số 18 Thứ Sáu, 29/05/2020
- Khi chúng mình chưa muốn là phụ huynh- Bản tin số 17 Thứ Sáu, 29/05/2020
- Chữ trinh đáng giá ngàn vàng?- Bản tin số 16 Thứ Sáu, 29/05/2020
- Khám phá "cậu nhỏ"-Bản tin số 15 Thứ Sáu, 29/05/2020
- Bản tin Tháng 9/2018 Thứ Tư, 28/11/2018
- Bản tin Tháng 8/2018 Thứ Tư, 28/11/2018
Các tin khác
- Nữ tính và sự thể hiện chủ thể trong đời sống tình dục của nữ trí thức trẻ Hà Nội, số 16, năm 2009 Thứ Ba, 08/10/2013
- Hành vi tình dục đồng giới và nguy cơ lây nhiễm HIV tại khu vực nông thôn tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam, số 13, năm 2006 Thứ Ba, 08/10/2013
- Sự im lặng của phụ nữ và sự hoà thuận trong gia đình: Thái độ và hành vi tình dục của phụ nữ nông thôn có gia đình, số 8, 2005 Thứ Hai, 07/10/2013
- Ép buộc tình dục trong hôn nhân từ quan điểm của nam giới, số 10, 2005 Thứ Hai, 07/10/2013
- Chuyện ấy và những nguy cơ - Bản tin Nhịp sống trẻ số 12 Thứ Ba, 01/10/2013
- Chẩn bệnh thầm kín - Bản tin Nhịp sống trẻ số 11 Thứ Năm, 29/08/2013
- Thân tình hay quấy rối - bản tin số 10 Chủ Nhật, 18/08/2013
- Mang bầu mong chờ hay lo sợ - Bản tin số 9 Chủ Nhật, 18/08/2013
- Cùng tránh thai, chung hạnh phúc - Bản tin số 7 Chủ Nhật, 18/08/2013
- Chung sống khi yêu - Bản tin số 8 Chủ Nhật, 18/08/2013
- Bình đẳng giới - tưởng thế mà không phải thế n- Bản tin số 6 Chủ Nhật, 18/08/2013
- Những lo ngại tình dục của nam giới ở một thị trấn nông thôn Việt Nam: Một cách giải thích nhân học, số 7, năm 2005 Thứ Hai, 05/08/2013