Phòng khám nam khoa: Y học hóa lo lắng sức khỏe tình dục của đàn ông, số 24, 2012
Thứ Sáu, 02/08/2013Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc Chuyên san Giới, Tình dục và Sức khỏe Tình dục số 23 với nhan đề: “Phòng khám nam khoa: Y học hóa lo lắng sức khỏe tình dục của đàn ông" của tác giả Nguyễn Hữu Anh, Lê Minh Giang, Migue Munor Laboy, Hoàng Tú Anh.
Giới thiệu
Ở Việt Nam, nam khoa mới xuất hiện từ thập niên 90 của thế kỷ 20, sự ra đời của nam khoa đã tạo ra cơ hội để nam giới chữa trị những rối loạn liên quan đến chức năng sinh sản và tình dục. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa lo ngại tình dục của nam giới và các yếu tố xã hội. Bài viết này tìm hiểu những quan ngại của bệnh nhân tại phòng khám nam khoa về nam tính, cách thức mà các vấn đề xã hội của nam tính được y học hóa trong không gian của các phòng khám nam khoa.
Phương pháp: nghiên cứu áp dụng phương pháp nhân học bao gồm phỏng vấn sâu 15 bệnh nhânvà quan sát, ghi chép nhật ký thực địa tại cơ sở điều trị. Địa điểm tiến hành nghiên cứu là hai trung tâm nam khoa ở Hà Nội.Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 8/2009-6/2010.
Kết quả: vấn đề sức khỏe của nam giới liên quan đến đặc điểm nam tính, lo ngại mất đi những đặc điểm nam tính thúc đẩy nam giới đi khám và điều trị bệnh. Tuy nhiên, tại phòng khám, dưới quan điểm của y học thì vấn đề lo ngại về tình dục của nam giới được cho rằng liên quan đến những bất thường của các chỉ số sinh học trong cơ thể của nam giới, từ những bằng chứng đó y học đưa ra giải pháp chữa trị cho người nam giới.
Kết luận: Nam khoa dựa trên bằng chứng sinh học để giải quyết những lo ngại về tình dục của người nam giới trong khi những lo ngại đó của người nam giới lại chịu ảnh hưởng, chi phối bởi những chuẩn mực về nam tính của xã hội và điều đó cho thấy những giới hạn của y học để giải quyết những lo ngại về tình dục của nam giới.
Từ khóa: Nam khoa, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, y học hóa
Các độc giả muốn nhận bản in, xin mời điền thông tin và gửi về Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số. Tài liệu sẽ được phân phát miễn phí sau khi nhận được đầy đủ thông tin của cá nhân/ đơn vị yêu cầu.
Thông tin về các ấn phẩm và hoạt động khác của CCIHP, xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP)
Địa chỉ: 48 ngõ 251/8 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: gsh@ccihp.org
Tel: 84 4 35770261
Fax: 84 4 35770260
Các tin mới hơn
- QUYỀN TÍNH DỤC - ẤN PHẨM CỦA ARROW Thứ Hai, 19/04/2021
- Đừng im lặng. Hãy lên tiếng-Bản tin số 21 Thứ Sáu, 05/06/2020
- Khi trở thành "phụ huynh" bất đắc dĩ- Bản tin số 20 Thứ Sáu, 05/06/2020
- Khi chúng mình chăm sóc bản thân- Bản tin 19 Thứ Sáu, 05/06/2020
- 101 thắc mắc về "cô bé" và "cậu bé"-Bản tin số 18 Thứ Sáu, 29/05/2020
- Khi chúng mình chưa muốn là phụ huynh- Bản tin số 17 Thứ Sáu, 29/05/2020
- Chữ trinh đáng giá ngàn vàng?- Bản tin số 16 Thứ Sáu, 29/05/2020
- Khám phá "cậu nhỏ"-Bản tin số 15 Thứ Sáu, 29/05/2020
- Bản tin Tháng 9/2018 Thứ Tư, 28/11/2018
- Bản tin Tháng 8/2018 Thứ Tư, 28/11/2018
Các tin khác
- Cơ hội để có Tình yêu, Tình dục từ góc nhìn của những phụ nữ khuyết tật, Số 22, 2011 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Đời sống của nữ mại dâm ở Việt Nam: Các phát hiện từ một nghiên cứu định tính, Số 21, 2010 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân trong công nhân xây dựng di cư ở Hà Nội, Việt Nam, Số 19, 2010 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Chiến lược phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm đường sinh sản ở Phụ nữ Việt Nam, Số 18, 2010 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Phản ứng của gia đình đối với việc mang thai và mong muốn sinh con khi bị nhiễm HIV ở Việt Nam, Số 20/2009 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Bản tin của phụ nữ bị bạo lực gia đình Thứ Hai, 25/03/2013
- Hãy nói lời yêu thương - Bản tin số 5 Thứ Ba, 05/02/2013
- Chữ trinh góc nhìn đa chiều - Bản tin số 4 Thứ Ba, 05/02/2013
- Không baọ lực yêu thương đong đầy - Bản tin số 2 Thứ Ba, 05/02/2013
- Điểm tin Giới & Tình dục số 3: Quyền Tình dục và Công bằng xã hội cho các nhóm thiểu số Chủ Nhật, 15/01/2012
- Giới thiệu về Trung tâm Thông tin Tư liệu Chủ Nhật, 15/01/2012