Trầm cảm sau sinh ở Việt Nam: Chúng ta biết gì và có thể làm gì?

Thứ Ba, 29/08/2017
Trầm cảm sau sinh ở Việt Nam: Chúng ta biết gì và có thể làm gì?
Buổi tọa đàm về chủ đề nóng "Trầm cảm sau sinh ở Việt Nam: Chúng ta biết gì và có thể làm gì?" là sự kiện đáng chú ý sẽ diễn ra vào ngày 30/8 tới đây do mạng lưới PAHE, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe & Dân số cùng Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế tổ chức

 

Nhằm nâng cao nhận thức xã hội về vấn đề này và thúc đẩy hoạt động phòng và đáp ứng với trầm cảm sau sinh ở Việt Nam, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em – Bộ Y tế phối hợp cùng Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) và Liên minh về Công bằng Sức khỏe (PAHE) tổ chức Tọa đàm: “Trầm cảm sau sinh ở Việt Nam: Chúng ta biết gì và Có thể làm gì?

 

 

 

Thời gian: 8:30-12:00 sáng ngày 30/8/2017

Địa điểm: Phòng họp tầng 2, khu nhà hàng Grandeur, Khách sạn Thương mại, số 25 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

 

Tọa đàm có sự tham gia của các khách mời là các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, tâm lý, chuyên gia hỗ trợ cộng đồng từ Úc và báo chí Việt Nam bao gồm:

 

Ông Nguyễn Đức Vinh – Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và trẻ em – Bộ Y tế

 

Bà Đặng Cẩm Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

 

Bà Khuất Thu Hồng – chuyên gia về tình dục học và các vấn đề xã hội, Viện nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS), đại diện Liên minh Vì công bằng Sức khỏe (PAHE)

 

PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh – chuyên gia đào tạo và sản khoa, giảng viên trường Đại học Y Hà Nội

 

Bs. Dương Minh Tâm – chuyên gia về sức khỏe tâm thần, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội

 

Nhà báo Phạm Thanh Hà, tổng biên tập Tạp chí Phụ nữ mới

 

Bà Karen Marks – Cố vấn về hỗ trợ cha mẹ và huy động cộng đồng, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số

 

  • Tọa đàm sẽ được Bà Hoàng Tú Anh, phó giám đốc CCIHP điều hành thảo luận

 

Trầm cảm sau sinh là một rối loạn nguy hiểm có tác động tiêu cực đối với phụ nữ và trẻ sơ sinh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 10-20% phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh từng trải qua ít nhất một dạng rối loạn tâm thần, trong đó chủ yếu là trầm cảm. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này thường cao hơn nhiều và một nghiên cứu mới đây ở Việt Nam đã cho thấy cứ 4 phụ nữ thì có 1 người có thể bị trầm cảm và các dạng rối loạn tâm thần khác trong vòng một năm sau khi sinh con. Bạo lực gia đình và các phong tục, tập quán truyền thống đối với phụ nữ sau sinh làm tăng nguy cơ trầm cảm và thường gây ra các hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần đối với phụ nữ và trẻ sơ sinh/ trẻ em. Trong những trường hợp nghiêm trọng, điều này có thể dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự tử ở người mẹ hoặc gây tổn hại cho đứa trẻ của mình. Và gần đây, một số trường hợp như vậy đã được đề cập đến trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam, thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng.

 

 

Thông tin chi tiết và nội dung thảo luận sẽ được cập nhật trong các bài viết sau

 

San



Các tin mới hơn


Các tin khác

Giới thiệu CCIHP

Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) tiếp nối 10 năm kinh nghiệm và uy tín từ Công Ty Tư vấn Đầu tư và Nâng cao Sức khỏe (CIHP), được thành lập từ năm 1999. CIHP được biết đến như một doanh nghiệp xã hội làm việc như một tổ chức phi lợi nhuận từ những ngày đầu tiên thành lập. Sau 10 năm phát triển, CIHP đã tạo nên sự uy tín trong công tác nghiên cứu và các mô hình can thiệp sáng tạo trong các lĩnh vực về quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe sinh sản, tình dục và quyền, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. 
  • Tầm nhìn
  • Mục tiêu
  • Sơ đồ tổ chức

Lĩnh vực

Khám phá "cậu nhỏ"-Bản tin số 15

Khám phá "cậu nhỏ"-Bản tin số 15

Không có kiến thức về tuổi dậy thì nói riêng, sức khoẻ sinh sản nói chung có thể khiến cho chúng ta có những lo lắng không đáng có. Vì vậy, đừng ngại tìm hiểu thông tin, kiến thức về những...
Báo cáo nghiên cứu Sức khỏe và Hạnh phúc của Phụ nữ ở Châu Á và Thái Bình Dương

Báo cáo nghiên cứu Sức khỏe và Hạnh phúc của Phụ nữ ở Châu Á và Thái Bình Dương

Trung tâm Nghiên cứu và Nguồn lực dành cho Phụ nữ Châu Á-Thái Bình Dương (ARROW) vừa công bố một báo cáo mới như là một phần của giám sát sức khỏe sinh sản, tình dục và quyền (SRHR) của...

Hoạt động

Thanh niên tiên phong thúc đẩy quyền sức khỏe sinh sản tình dục: Chúng ta đã làm được gì? Chúng ta cần gì?

Ngày 31/5, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) – United Way Việt Nam và các tổ chức thuộc Mạng lưới Phòng ngừa và...

KẾT NỐI CÙNG NHAU TRONG DIỄN ĐÀN THANH NIÊN TIÊN PHONG THÚC ĐẨY QUYỀN SỨC KHỎE SINH SẢN TÌNH DỤC

22 thủ lĩnh thanh niên thuộc chương trình Tăng cường năng lực cho các lãnh đạo thanh niên trong thúc đẩy quyền về sức khỏe sinh sản và tình dục đã cùng tụ họp cùng nhau trong diễn đàn Thanh...

Dự án

TỌA ĐÀM CÔNG NGHIỆP THUỐC LÁ ĐANG TẤN CÔNG TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO? VÌ SAO ĐÂY LÀ VẤN ĐỀ CỦA CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG NỮ QUYỀN VÀ QUYỀN TRẺ EM?

Luật phòng chống tác hại thuốc lá quy định: Cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá; Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá; Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa...

Thanh niên tiên phong thúc đẩy quyền sức khỏe sinh sản tình dục: Chúng ta đã làm được gì? Chúng ta cần gì?

Ngày 31/5, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) – United Way Việt Nam và các tổ chức thuộc Mạng lưới Phòng ngừa và...

Đối tác