Khuyết tật, ám ảnh và những hiểu lầm về tình dục

Thứ Tư, 06/04/2016
Khuyết tật, ám ảnh và những hiểu lầm về tình dục
Khuyết tật không có nghĩa là bạn không thể có một đời sống tình dục bình thường như những người khác, nhưng với những người này cũng cần một số điều chỉnh thích hợp để có đời sống tình dục tốt hơn.

 

Khuyết tật là gì?

Theo Luật Người khuyết tật: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (Luật người Khuyết tật, Việt Nam)

 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới: Là một thuật ngữ bao trùm đối với khiếm khuyết, suy giảm chức năng, hạn chế hoạt động và sự tham gia. Nó chỉ rõ những khía cạnh tiêu cực của việc tương tác giữa cá nhân (với một tình trạng sức khoẻ nào đó) và với các yếu tố hoàn cảnh của cá nhân đó (các yếu tố về môi trường và con người).

 

Vì sao khuyết tật là nỗi ám ảnh từ lâu nay tại Việt Nam?

Nhiều người bỏ oan con vì rubella (Vnexpress 10/8/2011), Sợ rubella, hàng ngàn phụ nữ phá thai nhầm (Pháp Luật 11/8/2011)

 

Siêu âm sai khiến một bé gái mất cơ hội sống: Siêu âm cả ở bệnh viện tại Gia Lai và TP Hồ Chí Minh đều cho kết quả thai nhi dị tật, gia đình sản phụ quyết định bỏ con khi thai được 7 tháng tuổi.

 

Một cô bé 18 tuổi, có rối loạn phổ tự kỷ. Cha mẹ em rất lo lắng khi thấy em lớn lên. Cha mẹ em tìm kiếm các thông tin và có ý kiến cho rằng nên cho em đi triệt sản.

 

Chiến lược quốc gia về DS-SKSS 2011 – 2020

  • Mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 15% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.
  • Dự án Nâng cao chất lượng giống nòi.

 

Từ câu chuyện bỏ thai vì cho rằng thai nhi có dị tật: Trong số 103 thai phụ phá thai (do bác sĩ chỉ định, hoặc gia đình đề nghị) vì nhiễm rubella tại Bệnh viện phụ sản trung ương thì chỉ có 17 ca mang virus rubella thực sự, theo kết quả xét nghiệm máu cuống rốn sau đó. Như vậy, chỉ có 16,5% trường hợp bỏ thai là chính xác. Phương pháp mới (chọc ối lấy mẫu xét nghiệm) có tỷ lệ chính xác cao, nhưng chỉ đạt 90-95%. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn chọn giải pháp an toàn tuyệt đối là phá thai chứ không chấp nhận nguy cơ 5%.;

Cho đến chính sách quốc gia tập trung vào “nâng cao chất lượng giống nòi”; hay “chất lượng dân số” từ đó đưa ra chỉ tiêu nâng tỷ lệ sàng lọc trước sinh. Chính sách này thể hiện sự ám ảnh vể khuyết tật không chỉ nảy sinh ở cộng đồng mà còn được thể hiện từ phía các nhà quyết định chính sách; từ đó vô hình chung  tạo ra sự phân biệt đối xử ở nhóm khuyết tật và quên đi nguyên nhân khuyết tật không còn do các chấn thương, tai nạn giao thông, lao động…và các nguyên nhân khác

 

Hiểu lầm về khuyết tật:

  • Người khuyết tật giống trẻ em
  • Người khuyết tật không có cảm xúc hoặc nhận biết về tình dục và không có khả năng về tình dục
  • Người khuyết tật không thể kiểm soát được ham muốn tình dục
  • Nếu dạy cho người khuyết tật về tình dục và cho phép họ thể hiện thì họ sẽ không có khả năng kiểm soát bản thân
  • Người khuyết tật hành xử theo bản năng và dễ phạm tội về tình dục
  • Người khuyết tật không thể học để thể hiện tình dục một cách phù hợp về xã hội
  • Người khuyết tật không có khả năng xây dựng được các mối quan hệ tình cảm, và quan hệ tình dục lành mạnh

 

Những ảnh hưởng đến người khuyết tật:

  • Từ chối quyền có được các mối quan hệ, trở thành cha mẹ, và cá thể tình dục
  • Từ chối/ thiếu các cơ hội giáo dục và học tập
  • Sức khoẻ sinh sản, tình dục, vệ sinh cá nhân bị hạn chế
  • Cô đơn, cách biệt
  • Thiếu tự tin
  • Không có các hành vi phù hợp
  • Dễ bị lạm dụng và bóc lột

 

Khuyết tật không có nghĩa là bạn không thể có một đời sống tình dục bình thường như những người khác, nhưng với những người này cũng cần một số điều chỉnh thích hợp để có đời sống tình dục tốt hơn

 



Các tin mới hơn


Các tin khác