Cách phòng ngừa trầm cảm sau sinh

Thứ Ba, 23/07/2024

- Hãy lựa chọn lối sống lành mạnh bao gồm các hoạt động thể chất như đi bộ với em bé, trong thói quen hàng ngày, ăn các thức ăn lành mạnh và tránh/ hạn chế uống rượu, bia.
- Thiết lập những kỳ vọng thực tế, không gây áp lực cho bản thân để làm tất cả mọi thứ. Hãy làm những gì có thể trong phạm vi khả năng của bản thân để có thời gian nghỉ ngơi và yêu cầu giúp đỡ khi cần.

- Dành thời gian cho chính mình, nếu cảm thấy như thế giới đang đi xuống xung quanh, dành thời gian cho chính mình, chẳng hạn hãy mặc quần áo, ra khỏi nhà và ghé thăm một người thân, người bạn, đi mua sắm…
- Cần thảo luận với chồng/bạn tình, gia đình, đối tác và bạn bè về những suy nghĩ, cảm xúc mà bản thân đang trải qua. Ngoài ra, hỏi bà mẹ khác về kinh nghiệm của họ. Bên cạnh đó, hỏi bác sĩ về các nhóm hỗ trợ cho các bà mẹ hoặc những phụ nữ trầm cảm sau sinh. Hãy nhớ rằng, cách tốt nhất để chăm sóc em bé là chăm sóc bản thân.
- Nếu có tiền sử trầm cảm - đặc biệt là trầm cảm sau sinh thì cần nói cho bác sĩ ngay khi đang mang thai. Bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm.
- Sau khi em bé được sinh ra, bác sĩ có thể khuyên người phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe sau sinh cho các dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm sau sinh, lúc đó, hãy cố gắng thu xếp để thực hiện việc kiểm tra này.



Các tin mới hơn


Các tin khác