Giới tính và Tình dục với công nhân: Không có gì phải né tránh

Thứ Tư, 21/11/2012
Giới tính và Tình dục với công nhân: Không có gì phải né tránh
Hội thảo đào tạo kiến thức, kỹ năng tư vấn truyền thông về SKSSTD và quyền SKSSTD của thanh niên công nhân được bắt đầu với sự tham gia nhiệt tình của các thanh niên công nhân, cán bộ y tế, công đoàn nhà máy, thanh niên.Được tổ chức từ ngày 20-23/11/2012 tại Khách sạn Quân đội (33C Phạm Ngũ Lão, Hà Nội), hội thảo hướng tới mục đích nâng cao khả năng và dịch vụ hỗ trợ thanh niên công nhân về SKSSTD và quyền của thanh niên công nhân, cán bộ y tế tại các nhà máy và địa phương do Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và Dân số phối hợp với Sở Y tế Hà Nội tổ chức.

Hội thảo đào tạo kiến thức, kỹ năng tư vấn truyền thông về SKSSTD và quyền SKSSTD của thanh niên công nhân được bắt đầu với sự tham gia  nhiệt tình của các thanh niên công nhân, cán bộ y tế, công đoàn nhà máy, thanh niên. 

Được tổ chức từ ngày 20-23/11/2012 tại Khách sạn Quân đội (33C Phạm Ngũ Lão, Hà Nội), hội thảo hướng tới mục đích nâng cao khả năng và dịch vụ hỗ trợ thanh niên công nhân về SKSSTD và quyền của thanh niên công nhân, cán bộ y tế tại các nhà máy và địa phương do Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và Dân số phối hợp với Sở Y tế Hà Nội tổ chức.

Phát biểu tại ngày khai mại hội thảo, Tiến sĩ Hoàng Đức Hạnh- Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đánhgiá cao sự cần thiết của việc thúc đẩy quyền SKSSTD cho đối tượng thanh niên công nhân. Theo ông, thực trạng công nhân còn thiếu kiến thức, kỹ năng về SKSSTD còn tồn tại nhiều, ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, như việc mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục...
 
Từ phía Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và Dân số, Bác sĩ Phạm Vũ Thiên- Phó Giám đốc Trung tâm cũng đưa ra ý kiến bày tỏ sự cam kết nỗ lực của dự án và đội ngũ cán bộ, TNV của CCIHP trong thời gian tới.
 
Tại ngày đào tạo đầu tiên, những người tham gia đã được xóa bỏ khoảng cách, sự ngại ngần bằng những trò chơi trí tuệ, vận động lồng ghép kiến thức SKSSTD. Ở trò chơi “Bước chân quyền lực”, mỗi người “nhập vai” một vị trí, tầng lớp, thành viên trong xã hội và thể hiện quan điểm, phản ánh thực tế tiếp cận dịch vụ y tế qua các bước chân. Sau những vấn đề đưa ra, người có “vị trí” cao nhất là một cán bộ công đoàn ở một nhà máy. Với các biểu hiện được tiếp cận dịch vụ; được cán bộ y tế tôn trọng, nhiệt tình khi tư vấn, khám chữa bệnh; tổ chức, sắp xếp, cho công nhân tiếp cận dịch vụ y tế... người này đều bước lên các bước tương ứng.

Người giữ nguyên vị trí, không tiến bước nào là “Bé gái 10 tuổi mồ côi cha mẹ” do chị Hoa thể hiện. Chị chia sẻ rằng chị nhận thấy các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt vô cùng hiếm hoi được phục vụ dịch vụ y tế về SKSSTD, các em không được cung cấp kiến thức, kỹ năng và chịu nguy cơ bị lạm dụng tình dục cao.

Qua trò chơi, những người tham gia đã rút ra được rằng mọi người trong xã hội có quyền, nghĩa vụ hưởng và tiếp cận dịch vụ như nhau, nhưng do tác động của các yếu tố điều kiện địa lý, phương tiện, hoàn cảnh, rào cản xã hội... nên mức độ tiếp cận dịch vụ y tế về SKSSTD là khác nhau rõ rệt. Từ đó thể hiện mong muốn rằng trong các KCN, nhà máy, cán bộ hành chính, công đoàn cần có sự quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện cho công nhân, đặc biệt là thanh niên công nhân được tìm hiểu, tiếp cận và làm chủ kiến thức cũng như quyền SKSSTD của mình.

Ở ngày hội thảo này, các kiến thức về  Giới và Bạo lực giới được giới thiệu, cung cấp, phân tích, thảo luận một cách nghiêm túc. Các khái niệm về Giới, giới tính, nhạy cảm giới, bạo lực trên cơ sở giới... được đưa ra bằng các ví dụ sinh động, cụ thể gắn với thực tế. Người tham gia không còn ngại ngần mà cởi mở chia sẻ các câu chuyện liên quan mà mình đã trải nghiệm hoặc chứng kiến để cùng thảo luận, định hướng.

Chủ đề Bạo lực giới được đông đảo người tham gia kháo đào tạo quan tâm, các hình thức gây bạo lực, hệ lụy của bạo lực giới... được bàn tán sôi nổi, chia sẻ nhiều tình huống, câu chuyện; các quan điểm, thái độ không đồng tình được thể hiện rõ rệt. Với cộng đồng thanh niên công nhân, các biểu hiện bạo lực trong tình yêu còn tồn tài khá nhiều và gây hậu quả không nhỏ, nhưng thường thì những người chịu bạo lực (chủ yếu là nữ công nhân) không biết hoặc không dám chia sẻ, tìm trợ giúp ở đâu, với ai.

Bạn Đỗ Khánh Linh (SV ĐH Thương mại) chia sẻ:
“Trước khi đến đây, tôi khá mơ hồ, thậm chí ngại ngùng, né tránh khi nhắc đến các vấn đề về SKSS, tình dục. Tham gia ngày hội thảo, tôi được cùng với các anh chị công nhân, cán bộ y tế thảo luận nhóm, trình bày, thoải mái nói lên suy nghĩ, mong muốn của mình, được giảng viên cung cấp kiến thức và thấy rằng đây là vấn đề cần thiết với giới trẻ, không có gì phải né tránh.”

Nhận thức được sự cần thiết của việc thực hiện và thúc đẩy quyền SKSS cho thanh niên công nhân, nhóm các cán bộ Y tế nhà máy, cán bộ hành chính tham gia ngày đào tạo hào hứng với phương thức đào tạo tương tác thú vị, không khô khan. Chị Nguyễn Thanh Hoa, cán bộ Hành chính KCN Bắc Thăng Long chia sẻ:
“Buổi đào tạo rất bổ ích và thiết thực, những kiến thức và kỹ năng này rất cần thiết để đào tạo rộng rãi cho công nhân trong các nhà máy.”

Trong những ngày hội thảo tiếp theo, các chủ đề về Quyền SKSSTD, Kỹ năng tư vấn, Kỹ năng truyền thông và thay đổi hành vi sẽ lần lược được cung cấp, thảo luận.

BÚT CHÌ
 
Theo Tâm sự bạn trẻ


Các tin mới hơn


Các tin khác