Diễn ngôn về người sử dụng ma túy: sự “nhập nhằng” quan niệm nạn nhân - tội nhân - bệnh nhân và những thách thức với chương trình can thiệp, số 25, 201
Thứ Sáu, 02/08/2013Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc Chuyên san Giới, Tình dục và Sức khỏe Tình dục số 23 với nhan đề: “Diễn ngôn về người sử dụng ma túy: sự “nhập nhằng” quan niệm nạn nhân - tội nhân - bệnh nhân và những thách thức với chương trình can thiệp", tác giả: Phạm Thị Thu Huyền, Lê Minh Giang, Đinh Thị Thanh Thúy, Claire Edington
Tóm tắt
Phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò đáng kể trong việc hình thành cũng như thể hiện quan niệm và phản ứng của cộng đồng đối với một vấn đề sức khỏe. Kể từ khi ma túy xuất hiện ở Việt Nam cho đến nay đã có rất nhiều quan niệm và can thiệp khác nhau đối với hành vi sử dụng ma túy và mới đây nhất có can thiệp giảm hại. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích diễn ngôn, ngôn từ và hình ảnh người sử dụng ma túy và cả bối cảnh chính trị văn hóa xã hội ảnh hưởng cũng được tìm hiểu nhằm lý giải về sự xuất hiện của những diễn ngôn này. Phương pháp này được thực hiện trên 1730 bài báo Nhân Dân giai đoạn 1951-2009 và hơn 100 văn bản luật về ma túy. Chúng tôi quan sát thấy ba mảng chủ đề chính về người sử dụng ma túy là ma túy, tệ nạn xã hội, trung tâm cai nghiện; ma túy, HIV và giảm hại; ma túy, sự phụ thuộc và điều trị. Cùng với ba mảng chủ đề này, sự thể hiện hình ảnh người sử dụng ma túy luôn có sự chồng chéo giữa những quan niệm cho họ là nạn nhân- tội nhân- bệnh nhân. Từ những năm năm mươi, người sử dụng ma túy được coi là nạn nhân của chế độ cũ. Thời điểm sau Đổi mới- khi đất nước có những chuyển biến lớn về kinh tế văn hóa xã hội, hình ảnh của họ là sự mâu thuẫn giữa quan điểm coi họ là nạn nhân của môi trường hay những tội nhân. Hình ảnh tội nhân của họ bắt nguồn từ những tổn hại từ hành vi sử dụng ma túy không chỉ văn hóa, truyền thống mà cả kinh tế của bản thân, gia đình, xã hội. Thời điểm những năm chín mươi trở lại đây, với sự xuất hiện của đại dịch HIV tại Việt Nam, hình ảnh của họ đã bị gán thêm là đối tượng nguy cơ cao với HIV và làm lây lan cho cộng đồng. Điều 199 tại bộ luật hình sự 1999, người sử dụng ma túy bị chính thức coi là tội phạm. Đến những năm 2000 với sự xuất hiện các phong trào giảm hại và đặc biệt là chương trình điều trị Methadone tại Việt Nam từ năm 2008 những người sử dụng ma túy lúc này được gắn với hình ảnh là những bệnh nhân, bộ luật hình sự 2009 đã chính thức bỏ điều khoản coi người sử dụng ma túy là tội phạm. Việc chuyển đổi diễn ngôn chủ đạo về người sử dụng ma túy cho thấy những quan điểm tích cực hơn đối với người sử dụng ma túy so với hình ảnh của họ trước đây. Tuy nhiên, sự mâu thuẫn giữa những quan niệm về người sử dụng ma túy là nạn nhân- tội nhân- bệnh nhân đã và đang tạo ra những thách thức với không chỉ với quá trình lập chính sách mà cả việc thực thi các chính sách với người sử dụng ma túy tại Việt Nam.
Từ khoá: Việt Nam, sử dụng ma tuý, nghiện ma tuý, giảm hại, phân tích diễn ngôn, Đổi Mới, báo Nhân Dân.
Các độc giả muốn nhận bản in, xin mời điền thông tin và gửi về Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số. Tài liệu sẽ được phân phát miễn phí sau khi nhận được đầy đủ thông tin của cá nhân/ đơn vị yêu cầu.
Thông tin về các ấn phẩm và hoạt động khác của CCIHP, xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP)
Địa chỉ: 48 ngõ 251/8 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: gsh@ccihp.org
Tel: 84 4 35770261
Fax: 84 4 35770260
Các tin mới hơn
- QUYỀN TÍNH DỤC - ẤN PHẨM CỦA ARROW Thứ Hai, 19/04/2021
- Đừng im lặng. Hãy lên tiếng-Bản tin số 21 Thứ Sáu, 05/06/2020
- Khi trở thành "phụ huynh" bất đắc dĩ- Bản tin số 20 Thứ Sáu, 05/06/2020
- Khi chúng mình chăm sóc bản thân- Bản tin 19 Thứ Sáu, 05/06/2020
- 101 thắc mắc về "cô bé" và "cậu bé"-Bản tin số 18 Thứ Sáu, 29/05/2020
- Khi chúng mình chưa muốn là phụ huynh- Bản tin số 17 Thứ Sáu, 29/05/2020
- Chữ trinh đáng giá ngàn vàng?- Bản tin số 16 Thứ Sáu, 29/05/2020
- Khám phá "cậu nhỏ"-Bản tin số 15 Thứ Sáu, 29/05/2020
- Bản tin Tháng 9/2018 Thứ Tư, 28/11/2018
- Bản tin Tháng 8/2018 Thứ Tư, 28/11/2018
Các tin khác
- Uống rượu nhiều lúc cũng có lợi - Rượu và chiến lược thành công của nam giới nông thôn Việt Nam, số 23, 2012 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Nữ tính và sự thể hiện chủ thể trong đời sống Tình dục của nữ trí thức trẻ Hà Nội, số 16, 2008 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Ảnh hưởng của Internet lên thực hành tình dục trong thanh thiếu niên Hà Nội, Việt Nam, Số 17, 2009 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Phòng khám nam khoa: Y học hóa lo lắng sức khỏe tình dục của đàn ông, số 24, 2012 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Cơ hội để có Tình yêu, Tình dục từ góc nhìn của những phụ nữ khuyết tật, Số 22, 2011 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Đời sống của nữ mại dâm ở Việt Nam: Các phát hiện từ một nghiên cứu định tính, Số 21, 2010 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân trong công nhân xây dựng di cư ở Hà Nội, Việt Nam, Số 19, 2010 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Chiến lược phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm đường sinh sản ở Phụ nữ Việt Nam, Số 18, 2010 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Phản ứng của gia đình đối với việc mang thai và mong muốn sinh con khi bị nhiễm HIV ở Việt Nam, Số 20/2009 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Bản tin của phụ nữ bị bạo lực gia đình Thứ Hai, 25/03/2013
- Hãy nói lời yêu thương - Bản tin số 5 Thứ Ba, 05/02/2013
- Chữ trinh góc nhìn đa chiều - Bản tin số 4 Thứ Ba, 05/02/2013