“Uống rượu nhiều lúc cũng có lợi”: Hành vi uống rượu của nam giới dưới góc nhìn nam tính, số 23, năm 2012

Thứ Ba, 08/10/2013
“Uống rượu nhiều lúc cũng có lợi”: Hành vi uống rượu của nam giới dưới góc nhìn nam tính, số 23, năm 2012
Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc Chuyên san Giới, Tình dục và Sức khỏe Tình dục số 23 với nhan đề: ““Uống rượu nhiều lúc cũng có lợi”: Hành vi uống rượu của nam giới dưới góc nhìn nam tính" của tác giả An Thanh Ly

Tóm tắt

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra lượng tiêu thụ rượu ở Việt Nam ngày một tăng, và độ tuổi trung bình của người sử dụng rượu ngày càng trẻ. Vì các tác hại của rượu tới người sử dụng và cộng đồng nên đã có những nghiên cứu tiến hành nhằm lý giải hành vi uống rượu của nam giới và đưa ra những khuyến nghị để hạn chế hành vi này. Đa phần các nghiên cứu đều coi việc uống rượu của nam giới là hành vi có hại cho sức khỏe và cho rằng nguyên nhân là do áp lực nhóm, sở thích cá nhân hoặc ảnh hưởng của gia đình. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng lý thuyết về vốn xã hội và nam tính để phân tích hành vi uống rượu của  nam  giới  tại  một  xã  nông  thôn đang  có  nhiều  thay đổi  về kinh tế, văn hóa, xã hội ở Thanh Hóa, một tỉnh Bắc Trung Bộ ở Việt Nam. Dữ liệu cho bài viết là một phần số liệu của nghiên cứu nhân học về khát vọng, mong ước trong cuộc sống của nam giới và những phương thức nam giới sử dụng để đạt được điều họ muốn. Chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp thu thập thông tin, gồm: phỏng vấn lịch sử đời sống (53 phỏng vấn), phỏng vấn bán cấu trúc (14 phỏng vấn) và quan sát nhân học (trong 1 năm). Kết quả nghiên cứu cho thấy nam  giới địa  phương  luôn  theo  đuổi  một  hình  mẫu  người đàn ông thành công và nguồn lực kinh tế cùng với các mối quan hệ xã hội là những  tiêu  chí  quan  trọng  giúp họ khẳng định  nam  tính và  trở  nên thành  công. Do đó, sử dụng rượu trở thành lựa chọn  tối ưu  đối  với nam giới nông thôn, đặc biệt là những người không có thế mạnh về kinh tế tạo dựng và củng cố mối quan hệ xã hội, qua đó xác lập vốn xã hội và vốn biểu tượng. Nghiên cứu đồng thời chỉ ra rằng cần phải nhìn nhận hành vi uống rượu bia của nam giới như hành vi mang tính xã hội. Do đó, để hạn chế hành vi uống rượu, các chương trình can thiệp cần phải tác động vào các yếu tố cấu trúc nhằm hay đổi quan niệm, thói quen sử dụng rượu bia của nam giới.


Các tin mới hơn


Các tin khác