Như vậy đã đủ?
Thứ Ba, 30/06/2015Sáng ngày 29 tháng 6 năm 2015 Bộ Nội vụ đã công bố Báo cáo Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất. Báo cáo được triển khai và tổng hợp bởi Bộ Nội vụ và hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA).
Như chúng ta đã biết, Việt Nam đang ở trong thời kỳ ``cơ cấu dân số vàng`` với tỷ lệ thanh niên cao nhất trong lịch sử phát triển nhân khẩu học của đất nước. Thanh niên Việt Nam là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn nhân lực quan trọng và là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước.
Việc triển khai thu thập và tổng hợp thông tin về thanh niên Việt Nam lần đầu tiên đã cho thấy được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước về phát triển thanh niên ngày càng cao.
Báo cáo Thanh niên Việt Nam đã tập trung phân tích thực trạng thanh niên trong 3 lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, Lao động và việc làm, Chăm sóc sức khỏe, sự tham gia của thanh niên trong việc xây dựng và thực thi chính sách của 3 lĩnh vực này. Báo cáo đã phản ánh rõ rệt những khó khăn của thanh niên trong từng vấn đề như đối với Giáo dục và đào tạo, báo cáo nhấn mạnh sự tồn tại khác biệt trong tiếp cận giáo dục giữa nhóm dân tộc, giữa vùng miền và đặc biệt là sự khác biệt giàu - nghèo. Một vấn đề nữa được quan tâm sâu sắc là vấn đề việc làm và lao động cho thanh niên. Trong lĩnh vực này, thanh niên đang đối mặt với tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm trầm trọng, chất lượng lao động còn thấp và định hướng đào tạo nghề cho thanh niên còn nhiều khó khăn và bất cập. Bên cạnh đó, về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của thanh niên còn hạn chế so với các nước khác trong khu vực, tỷ lệ tai nạn thương tích của thanh niên còn rất cao, ma túy, mại dâm, hút thuốc lá và lạm dụng rượi bia tương đối cao, sử dụng dịch vụ y tế nói chung của thanh niên còn thấp, còn tồn tại nhiều khoảng trống trong các can thiệp chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cho vị thành niên và thanh niên hiện tại. Tuy nhiên, sự tham gia của thanh niên vào xây dựng và thực thi chính sách là chưa nhiều.
Rất nhiều ý kiến được đưa ra trong buổi lễ công bố báo cáo. Các ý kiến phần lớn nhận thấy rằng, báo cáo chưa bao quát và phản ánh được vấn đề thực chất của thanh niên. Một trong những hạn chế của báo cáo là chỉ tổng hợp số liệu dựa trên các báo cáo trước đây mà không có một số liệu nào được cập nhật thực tế mới. Dẫn đến các thông tin phản ánh các vấn đề của thanh niên còn thiếu rất nhiều. Đặc biệt, các nhóm thanh niên yếu thế như nhóm khuyết tật, nhóm có H, nhóm thanh niên di cư, nhóm thanh niên dân tộc thiểu số hay nhóm LGBT lại chưa được đề cập đến một cách đặc thù trong báo cáo. Đại diện thanh niên của Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số có ý kiến rằng. Trong phần ``Nhu cầu chưa được đáp ứng về sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên`` ở đây mới chỉ đề cập đến không đáp ứng được nhu cầu về sử dụng các biện pháp tránh thai, vậy còn nhu cầu về giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới tính trong và ngoài trường học cho vị thành niên, thanh niên thì sao? Và trong báo cáo có nói rằng, nhu cầu của nhóm thanh niên trong sử dụng biện pháp tránh thai cao nhưng việc đáp ứng lại thấp, vậy báo cáo có tìm hiểu lý do vì sao lại dẫn đến việc đáp ứng thấp như vậy không?...``. Ý kiến này đã được Bộ Nội vụ tiếp nhận và sẽ cố gắng khắc phục trong lần báo cáo hai.
Đại diện thanh niên Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số - Nguyễn Thị Thảo tham gia hội thảo
Theo ông Nguyễn Văn Liệu – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ``Tôi nhìn vào báo cáo cái này dựa vào báo cáo 2009 rồi điều tra năm 2010, 2013.... Như vậy bức tranh toàn cảnh sẽ không đầy đủ được… Tôi nghĩ rằng bộ nên xây dựng một chương trình điều tra và chế độ báo cáo riêng về thanh niên để áp dụng chung cho toàn quốc…``. Ông cũng đề cập đến cần sự phối hợp các ban ngành chặt chẽ hơn để có được kết quả điều tra được tốt hơn và đầy đủ hơn.
Bà Ritsu Nacken – quyền trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam
Như vậy, đối với thanh niên một Báo cáo Quốc gia về Thanh niên Việt Nam như vậy đã là đủ?
Các tin mới hơn
- Thực tập sinh hỗ trợ hoạt động Dự án Hòa nhập 1 mô hình trẻ em Thứ Ba, 12/11/2024
- CCIHP Tuyển Thực tập sinh hỗ trợ hoạt động Dự án Hòa nhập 1 hợp phần dịch vụ cho trẻ em Thứ Tư, 30/10/2024
- RECRUITMENT ANNOUCEMENT PROGRAM ASSISTANT Thứ Tư, 09/10/2024
- Terms of Reference for Program Coordinator Thứ Tư, 09/10/2024
- CCIHP Tuyển thực tập sinh hỗ trợ hoạt động Dự án Hòa nhập 1 Thứ Sáu, 04/10/2024
- CCIHP Tuyển thực tập sinh hỗ trợ hoạt động Dự án Hòa nhập 1 mô hình trẻ em Thứ Sáu, 20/09/2024
- TUYỂN SINH TẬP HUẤN VIÊN CHO CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN DÀNH CHO NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ KTTT VÀ KTPT Thứ Sáu, 30/08/2024
- TUYỂN TƯ VẤN CÁ NHÂN HOẶC NHÓM TƯ VẤN HIỆU ĐÍNH TÀI LIỆU DỊCH ANH VIỆT CHO DỰ ÁN HÒA NHẬP 1 Thứ Năm, 04/07/2024
- THÔNG BÁO GIA HẠN THỜI GIAN "Hồ sơ mời dự tuyển đối tác triển khai Dự án " Thứ Năm, 27/06/2024
- Hồ sơ mời dự tuyển đối tác triển khai Dự án Thứ Ba, 11/06/2024
Các tin khác
- ASEAN PRIDE - Gia đình thắp sáng yêu thương Thứ Tư, 24/06/2015
- CCIHP và Y-PEER VIỆT NAM tập huấn cho thành viên câu lạc bộ tình nguyện Thứ Tư, 24/06/2015
- Trưng bày Những ngăn tủ trên tạp chí The Word Thứ Tư, 15/04/2015
- Trao giải cuộc thi sáng tác ảnh về môi trường Thứ Năm, 09/04/2015
- Sôi nổi ngày hội Tái chế chất thải 2015 Thứ Tư, 08/04/2015
- Tái chế chất thải: Góp hành động vì môi trường Thứ Tư, 08/04/2015
- Hội thảo ``Truyền thông về Chứng tự kỷ`` Thứ Năm, 02/04/2015
- Hiểu để yêu thương – Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ 2/4/2015 Thứ Năm, 02/04/2015
- Lễ trao giải cuộc thi Sáng tác ảnh về môi trường và ngày hội tái chế chất thải 2015 Thứ Tư, 25/03/2015
- "Những ngăn tủ" trưng bày tại Hà Nội Thứ Sáu, 20/03/2015
- Tâm sự thầm kín của người đồng tính Thứ Bẩy, 14/03/2015
- “Những ngăn tủ” và khát khao được là chính mình của người LGBT Thứ Sáu, 13/03/2015