Chiến lược phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm đường sinh sản ở Phụ nữ Việt Nam, số 18, năm 2010
Thứ Ba, 08/10/2013Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc Chuyên san Giới, Tình dục và Sức khỏe Tình dục số 18 với nhan đề: " Chiến lược phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm đường sinh sản ở Phụ nữ Việt Nam" của 3 tác giả Nguyễn Mỹ Hương, Tine Gammeltoft và Vibeke Rasch.
Tóm tắt
Bài viết này trình bày các kết quả chọn lọc từ một nghiên cứu lớn hơn về viêm nhiễm đường sinh sản(VNĐSS) ở phụ nữ nạo hút thai tại miền Bắc Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu tập trung tìm hiểu những trải nghiệm về VNĐSS trong bối cảnh nhận thức về sinh lý phụ nữ và những biện pháp mà phụ nữ đã sử dụng để phòng ngừa và điều trị VNĐSS. Hai phương pháp tiếp cận định tính và định lượng được sử dụng để thu thập số liệu: bảng hỏi có cấu trúc được dùng để phỏng vấn 748 phụ nữ trước khi nạo hút thai và 701 phụ nữ sau khi nạo hút thai, phỏng vấn sâu được thực hiện với 20 phụ nữ và 20 cán bộ cung cấp dịch vụ y tế. Cả nhân viên y tế và phụ nữ đều cho rằng VNĐSS là bình thường, là một phần tất yếu của người phụ nữ và thường được gắn với sự lười biếng, mất vệ sinh. Do đó, họ thường e ngại sử dụng các dịch vụ y tế khi gặp các vấn đề phụ khoa. Phụ nữ đã sử dụng nhiều hình thức tự điều trị khác nhau, kể cả những hình thức có hại đối với sức khỏe. Các chiến lược phòng tránh và điều trị VNĐSS của phụ nữ thường nhận được sự ủng hộ của nhân viên y tế và đôi khi nhân viên y tế còn đề nghị và khuyến khích họ sử dụng những biện pháp này. Nghiên cứu này đánh giá các biện pháp phòng tránh và điều trị VNĐSS của phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh hệ thống y tế Việt Nam hiện tại dưới góc độ giới. Chiến lược phòng tránh VNĐSS mà phụ nữ sử dụng cho thấy còn có những bất cập của hệ thống y tế công cộng, cũng như các mâu thuẫn văn hóa quan trọng trong nhận thức về vai trò của phụ nữ tại xã hội Việt Nam đương đại.
Các tin mới hơn
- QUYỀN TÍNH DỤC - ẤN PHẨM CỦA ARROW Thứ Hai, 19/04/2021
- Đừng im lặng. Hãy lên tiếng-Bản tin số 21 Thứ Sáu, 05/06/2020
- Khi trở thành "phụ huynh" bất đắc dĩ- Bản tin số 20 Thứ Sáu, 05/06/2020
- Khi chúng mình chăm sóc bản thân- Bản tin 19 Thứ Sáu, 05/06/2020
- 101 thắc mắc về "cô bé" và "cậu bé"-Bản tin số 18 Thứ Sáu, 29/05/2020
- Khi chúng mình chưa muốn là phụ huynh- Bản tin số 17 Thứ Sáu, 29/05/2020
- Chữ trinh đáng giá ngàn vàng?- Bản tin số 16 Thứ Sáu, 29/05/2020
- Khám phá "cậu nhỏ"-Bản tin số 15 Thứ Sáu, 29/05/2020
- Bản tin Tháng 9/2018 Thứ Tư, 28/11/2018
- Bản tin Tháng 8/2018 Thứ Tư, 28/11/2018
Các tin khác
- Ảnh hưởng của Internet lên thực hành tình dục trong thanh thiếu niên Hà Nội, Việt Nam, số 17, năm 2009 Thứ Ba, 08/10/2013
- Phản ứng của gia đình đối với việc mang thai và mong muốn sinh con khi bị nhiễm HIV ở Việt Nam, số 20, năm 2010 Thứ Ba, 08/10/2013
- “Uống rượu nhiều lúc cũng có lợi”: Hành vi uống rượu của nam giới dưới góc nhìn nam tính, số 23, năm 2012 Thứ Ba, 08/10/2013
- Cơ hội để có Tình yêu, Tình dục từ góc nhìn của những phụ nữ khuyết tật, số 22, năm 2011 Thứ Ba, 08/10/2013
- Lắng nghe những người mại dâm nữ tại Việt Nam, số 12, năm 2006 Thứ Ba, 08/10/2013
- Nữ tính và sự thể hiện chủ thể trong đời sống tình dục của nữ trí thức trẻ Hà Nội, số 16, năm 2009 Thứ Ba, 08/10/2013
- Hành vi tình dục đồng giới và nguy cơ lây nhiễm HIV tại khu vực nông thôn tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam, số 13, năm 2006 Thứ Ba, 08/10/2013
- Sự im lặng của phụ nữ và sự hoà thuận trong gia đình: Thái độ và hành vi tình dục của phụ nữ nông thôn có gia đình, số 8, 2005 Thứ Hai, 07/10/2013
- Ép buộc tình dục trong hôn nhân từ quan điểm của nam giới, số 10, 2005 Thứ Hai, 07/10/2013
- Chuyện ấy và những nguy cơ - Bản tin Nhịp sống trẻ số 12 Thứ Ba, 01/10/2013
- Chẩn bệnh thầm kín - Bản tin Nhịp sống trẻ số 11 Thứ Năm, 29/08/2013
- Thân tình hay quấy rối - bản tin số 10 Chủ Nhật, 18/08/2013