Giới thiệu về Trung tâm Thông tin Tư liệu

Chủ Nhật, 15/01/2012
Giới thiệu về Trung tâm Thông tin Tư liệu
Trung tâm Tư liệu về Giới, Tình dục và Sức khoẻ là đơn vị trực thuộc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), được thành lập vào năm 2009. Sứ mệnh của trung tâm là thúc đẩy công bằng xã hội và quyền, đặc biệt cho các nhóm yếu thế, thông qua chia sẻ nghiên cứu và các ấn phẩm, hợp tác tổ chức các hội thảo khoa học, và xây dựng năng lực cho các nghiên cứu viên và những người thực hiện chương trình từ các tổ chức xã hội dân sự và cơ quan chính phủ trong lĩnh vực giới, tình dục và sức khỏe.


Trung tâm Tư liệu về Giới, Tình dục và Sức khoẻ là đơn vị trực thuộc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), được thành lập vào năm 2009. Sứ mệnh của trung tâm là thúc đẩy công bằng xã hội và quyền, đặc biệt cho các nhóm yếu thế, thông qua chia sẻ nghiên cứu và các ấn phẩm, hợp tác tổ chức các hội thảo khoa học, và xây dựng năng lực cho các nghiên cứu viên và những người thực hiện chương trình từ các tổ chức xã hội dân sự và cơ quan chính phủ trong lĩnh vực giới, tình dục và sức khỏe.
 
Các mục tiêu hoạt động của Trung tâm là:
 
1.      Nâng cao kiến thức và nền tảng lý thuyết cho các nghiên cứu viên và những người thực hiện chương trình ở Việt Nam về giới, tình dục, sức khỏe và quyền
2.      Nâng cao năng lực cho các nhóm tự lực, các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam trong tiếp cận và làm việc về các vấn đề giới, tình dục, sức khỏe và quyền của các nhóm yếu thế
3.      Tạo các diễn đàn thảo luận trong nước và tăng cường cơ hội tiếp cận các hội thảo khoa học quốc tế về lĩnh vực giới, tình dục, sức khỏe và quyền cho các nghiên cứu viên, người thực hiện chương trình và các nhóm tự lực  
 
Các hoạt động của Trung tâm bao gồm:
 
Hoạt động 1: Xuất bản chuyên san ‘Giới, Tình dục và Sức khoẻ’

Chuyên san ‘Giới, Tình dục và Sức khỏe’ đã được xuất bản kể từ năm 2005, là chuyên san đầu tiên có chuyên gia phản biện trong lĩnh vực này ở Việt Nam. Chuyên san được xuất bản   nhằm chia sẻ các nghiên cứu mới nhất ở Việt Nam trong lĩnh vực giới, tình dục và sức khỏe, đồng thời nâng cao năng lực cho nghiên cứu viên, từ phân tích số liệu cho đến viết báo cáo, thông qua phản biện của các chuyên gia.

 

Hoạt động 2: Giới thiệu các sách và bài báo khoa học quốc tế
 
Bản tin ‘Giới và Tình dục’ được xuất bản hàng quý với mục tiêu cập nhật các lý thuyết khoa học xã hội về giới, tình dục, sức khỏe và quyền, thông qua chia sẻ các bài phê bình sách, các bài báo khoa học quốc tế, và các mô hình can thiệp ứng dụng các khung lý thuyết được giới thiệu. Đồng thời, một thư viện trực tuyến với các tóm tắt của các bài viết và bài giới thiệu các quyển sách được thiết kế để có thể tiếp cận thông qua trang web của CCIHP, với hơn 2,000 đầu sách được thường xuyên cập nhật. Bạn đọc cũng có thể đến đọc sách trực tiếp thông qua dịch vụ thư viện của CCIHP
 
Hoạt động 3: Bản quyền, dịch và xuất bản các ấn phẩm quốc tế
 
GSRH làm việc với các trường đại học và mạng lưới quốc tế để xin bản quyền nhằm dịch và xuất bản những ấn phẩm của họ sang tiếng Việt. Một số trường đại học và mạng lưới mà Trung tâm hiện tại đang hợp tác và quan hệ bao gồm: Liên minh Đông Nam Á về giới, tình dục và sức khoẻ tình dục, Trường đại học Mahidol (Băng Cốc, Thái Lan), Trường đại học Philipin (Thành phố Quezon, Philipin), Trường đại học Monash (Melbourne, Úc), Trường đại học Copenhagen (Đan Mạch) và Đại học Columbia (New York, Hoa Kỳ). 30% các sách được dịch và tái bản sẽ được dành để giới thiệu các kết quả nghiên cứu và mô hình can thiệp thành công với các nhóm thiểu số, dựa vào những bối cụ thể và đáp ứng/ phản ánh nhạy cảm với văn hoá.
 
Hoạt động 4: Đối thoại với các học giả quốc tế
 
Tổ chức các hội thảo khoa học ở những vùng miền khác nhau của Việt Nam dành cho các nghiên cứu viên có kinh nghiệm về các chủ đề nghiên cứu khoa học chuyên sâu và phương pháp nghiên cứu với những khách mời chất lượng cao từ các trường đại học và mạng lưới quốc tế. Trong bối cảnh phát triển xã hội và toàn cầu hoá mang đến rất nhiều những thách thức với lối sống và sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản của các nhóm dân tộc thiểu số và những người sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh, 30% số hội thảo chuyên đề sẽ được dành để bàn về những chủ đề và phương pháp nghiên cứu đang nổi lên trong khi làm việc với những nhóm này
 
Hoạt động 5: Chủ toạ những cuộc thảo luận trực tuyến và bàn tròn về ICPD+15 và những chủ đề liên quan về giới, tình dục, sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục và quyền
 
Một trong những hoạt động nổi bật của CCIHP trong hai năm 2008-2009 là báo cáo theo dõi ICPD+15. Mặc dù báo cáo này đã được dịch và chia sẻ với các bên liên quan khác nhau, nhưng sự phản hồi rất ít. Chúng tôi dự kiến sẽ tổ chức hội thảo với các bên liên quan nhằm thảo luận về cam kết của Việt Nam với chương trình hành động của ICPD và làm thế nào để tiến xa hơn trong các vấn đề này.
Hoạt động 6: Điều tra trước và sau can thiệp nhằm đánh giá nhu cầu của các nghiên cứu viên, những người thực hiện chương trình và thành viên của các nhóm tự lực, và đo lường chất lượng của các dịch vụ cung cấp bởi Trung tâm tư liệu.
Một điều tra trước và sau 3 năm can thiệp sẽ được thực hiện với những nghiên cứu viên, những người thực hiện chương trình và thành viên của các tổ chức phi chính phủ và các nhóm tự lực ở cả 3 miền ở Việt Nam để đánh giá nhu cầu và đo lường hiệu quả của các dịch vụ cung cấp bởi Trung tâm tư liệu. Điều tra này dự tính sẽ được thực hiện cả trực tuyến và ở những địa bàn nhất định nơi mà số lượng những người hưởng lợi tương đối lớn.
 
Hoạt động 7: Các khoá đào tạo ngắn hạn
 
Cung cấp những khoá đào tạo ngắn hạn về phương pháp nghiên cứu, triển khai các chương trình và các kĩ năng quản lý, và các nội dung chuyên môn cụ thể khác như lồng ghép giới, bạo lực gia đình, tình dục, sức khoẻ tình dục, sức khoẻ sinh sản và quyền cho các nhóm tự lực, các tổ chức xã hội dân sự và cơ quan chính phủ.
 
Hoạt động 8: Các khoá học về kỹ năng viết bài và kỹ năng trình bày
 
Hoạt động này nhằm thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của các nữ nghiên cứu viên và những người thực hiện chương trình, thành viên của các nhóm tự lực, đặc biệt là các nhóm thiểu số ở Việt Nam tại các hội nghị trong khu vực và quốc tế thông qua các khoá đào tạo về viết báo cáo tóm tắt, chuẩn bị poster và kĩ năng trình bày trong bối cảnh khoa học – hàn lâm.
 
Hoạt động 9: Học bổng tham gia và trưng bày tại các hội nghị quốc gia, khu vực và quốc tế
 
Hoạt động này nhằm hỗ trợ các nghiên cứu viên, cán bộ chương trình và đồng đẳng viên đi trình bày kết quả nghiên cứu và mô hình can thiệp của mình ở các hội nghị trong nước, trong khu vực và trên thế giới; góp phần chia sẻ kiến thức và nâng cao tiếng nói của những nhóm thiểu số. Những sự kiện quan trọng được tài trợ gồm: ICAAP, WAC, APCSRHR, Hội nghị quốc gia về Bạo lực gia đình và sức khoẻ, APHA, Hội nghị sức khoẻ toàn cầu, VPHA, v.v.. Hỗ trợ về tài chính sẽ ưu tiên cho phụ nữ, các nhóm tự lực, và các nhóm thiểu số.
 
Kết quả mong đợi cho 3 năm: 2010 - 2012
 
  • 10 chuyên san về ‘Giới, Tình dục và Sức khỏe’
  • 12 bản tin hàng quý
  • Một thư viện điện tử được tiếp cận được thông qua trang web của CCIHP
  • Bộ sưu tập các sách về giới, tình dục, sức khỏe và quyền được cập nhật cho thư viện của CCIHP hai lần một năm.
  • Dịch vụ thư viện của CCIHP được mở cho các thành viên của xã hội dân sự từ tháng 6 năm 2010.
  • 3 cuốn sách do các trường đại học và mạng lưới quốc tế phát hành sẽ xin được bản quyền, dịch và xuất bản sang tiếng Việt với khoảng 3,000 bản in
  • 6 hội nghị chuyên đề khoa học được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh với các diễn giả khách mời đến từ các trường đại học khu vực và quốc tế.
  • Điều tra trước và sau 3 năm để đánh giá nhu cầu và đo lường hiệu quả của các dịch vụ do Trung tâm Tư liệu thực hiện vào tháng 2 năm 2010 và tháng 12 năm 2012. 
  • Các khóa đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu của  các nhóm tự lực, các tổ chức xã hội dân sự và tổ chức chính phủ.
  • 2 khóa đào tạo/ một năm về viết bài báo tóm tắt cho hội nghị khoa học và kỹ năng trình bày trong hội nghị khoa học, chuẩn bị cho các sự kiện - hội nghị trong nước, khu vực và thế giới về các chủ đề liên quan
  • 10 học bổng cho các nữ nghiên cứu viên và thành viên các nhóm tự lực, những người thuộc các nhóm tình dục và dân tộc thiểu số
 
Thông tin liên hệ
Để biết thêm thông tin về GSRH xin liên hệ chị Quách Thu Trang qua email: qttrang@ccihp.org


Các tin mới hơn