Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh
Thứ Ba, 23/07/2024Yếu tố sinh học:
• Thay đổi nồng độ nội tiết tố trong cơ thể. Trong những giờ đầu sau sinh, nồng độ estrogen và
progesterone trong cơ thể giảm mạnh đột ngột, từ đó có thể kéo theo trạng thái trầm cảm. Điều này tương tự như việc căng thẳng và thay đổi tâm trạng do nồng độ nội tiết tố thay đổi nhẹ trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
• Mệt mỏi: Rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh, họ phải mất hàng tuần để sức khỏe và năng lượng hồi phục trở lại. Ở những sản phụ sinh con theo phương pháp mổ lấy thai, thời gian hồi phục có thể còn dài hơn.
• Có bệnh sử bị trầm cảm: Những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau khi mang thai, hay những người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường.
Yếu tố tâm lý:
• Mang thai không theo kế hoạch hay ngoài ý muốn có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người mẹ trong thai kỳ. Ngay cả khi mang thai đúng theo kế hoạch, một số mẹ bầu vẫn cần một khoảng thời gian để thích nghi với việc sẽ có em bé.
• Khi bé có vấn đề về sức khỏe hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, người mẹ có thể trải qua những cảm xúc như buồn, giận, cảm thấy có lỗi. Đây là những cảm xúc làm ảnh hưởng đến sự tự tin và gây áp lực lên người mẹ.
• Thiếu sự giúp đỡ của chồng/ bạn tình/ người thân (bị đối xử thờ ơ, thiếu sự giúp đỡ và hành vi kiểm soát của chồng/ bạn tình…).
• Trải qua sự kiện căng thẳng như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở, cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Yếu tố xã hội:
• Phụ nữ Việt Nam có nguy cơ cao mắc trầm cảm sau sinh do các định kiến bất bình đẳng giới. Phụ nữ thường được coi là phải chịu trách nhiệm lớn hơn trong chăm sóc con cái và gia đình. Mâu thuẫn mẹ chồng con dâu cũng còn phổ biến. Nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, mong muốn có con trai gây nhiều áp lực, thậm chí bạo lực cho người phụ nữ nhất là những phụ nữ không có con trai. Bên cạnh đó, những bất lợi về kinh tế và trình độ giáo dục thấp cũng làm gia tăng nguy cơ của người phụ nữ đối với trầm cảm sau sinh.
Các tin mới hơn
- Thảo luận về đơn thuốc Thứ Ba, 23/07/2024
- Chuẩn bị trước khi đi khám Thứ Ba, 23/07/2024
- Chọn bác sĩ phù hợp Thứ Ba, 23/07/2024
- Thách thức với cơ sở cung cấp dịch vụ sàng lọc/ chẩn đoán/ điều trị trầm cảm sau sinh Thứ Ba, 23/07/2024
- Gia đình cần làm gì để hỗ trợ phụ nữ trầm cảm sau sinh Thứ Ba, 23/07/2024
- Cách phòng ngừa trầm cảm sau sinh Thứ Ba, 23/07/2024
- Thách thức với phụ nữ trong phát hiện trầm cảm sau sinh và tìm kiếm dịch vụ trợ giúp Thứ Ba, 23/07/2024
- Các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh Thứ Ba, 23/07/2024
- Phụ nữ sau sinh cần làm gì nếu có dấu hiệu trầm cảm sau sinh Thứ Ba, 23/07/2024
- Đối tượng dễ mắc trầm cảm sau sinh Thứ Ba, 23/07/2024
Các tin khác
- QUYỀN TÍNH DỤC - ẤN PHẨM CỦA ARROW Thứ Hai, 19/04/2021
- Trầm cảm sau sinh là gì? Thứ Ba, 23/07/2024
- MHealth- Một khởi đầu đầy hy vọng Thứ Ba, 13/10/2020
- Giáo dục tình dục toàn diện: 7 yếu tố quan trọng Thứ Ba, 27/06/2017
- RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Thứ Năm, 23/06/2016
- Khuyết tật, ám ảnh và những hiểu lầm về tình dục Thứ Tư, 06/04/2016
- Thương thuyết không gian công cộng và pháp luật: Phong trào ủng hộ quyền của người LGBT tại Việt Nam Thứ Bẩy, 21/06/2014