Ngày 11 tháng 5 năm 2014 được biết đến như là một ngày lịch sử của thanh niên các nước ASEAN. Mặc dù gặp phải những thách thức về thời gian, không gian và đại diện của quốc gia, chúng tôi, những lãnh đạo trẻ, khẳng định quyền lợi để yêu cầu vị trí của mình và khuếch đại tiếng nói của chúng tôi cho tất cả các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Đây là lần đầu tiên mà những người trẻ từ hoạt động giao lưu văn hóa đơn thuần, không phân biệt giới tính, thân thiện, minh bạch và thể hiện trách nhiệm cộng đồng ASEAN thành người điều khiển xây dựng quyền thanh niên. Chúng tôi cảm thấy tự hào nhất vì thanh niên Myanmar đã không mệt mỏi và nhiệt tình làm việc để thực hiện điều này
Trong khi chỉ có ba quốc gia, Philippines, Indonesia và Myanmar, đại diện từ Diễn đàn Thanh niên ASEAN, chúng tôi đã đàm phán với các đại diện Thanh niên đến từ các nước ASEAN khác được chính phủ chỉ định. Giữa cuộc tranh luận nóng bỏng và sự khác biệt về nhận thức chính trị - xã hội, chúng tôi có thể thuyết phục các đại biểu hiểu và thông qua Tuyên bố Yangon (Tuyên bố thanh niên ASEAN năm 2014).
Công việc của chúng tôi sẽ không dừng lại ở đây. Điều quan trọng nhất sự tham gia của chúng tôi có thể vượt qua ranh giới Nay Pyi Daw. Bây giờ, tất cả chúng ta có động lực để theo dõi các khuyến nghị và thúc đẩy chính phủ của chúng tôi ở cam kết với lời kêu gọi mạnh mẽ của thanh niên ASEAN!
Chúng tôi sẽ giữ vững lập trường của mình và sẽ không dừng lại cho đến khi chúng ta đạt được mục đích này. Chúng tôi cam kết, đặc biệt là đối với những người không có cơ hội để thể hiện tiếng nói của mình và những người không thể đòi hỏi quyền lợi và sự tự do của họ. Bước đột phá đầu tiên này là dành cho những người trẻ hiện tại và tương lai của ASEAN.
*******
Chúng tôi tự hào chia sẻ những bài phát biểu của Phwe Yu Mon, một nhà lãnh đạo trẻ đầy đam mê và là thành viên cốt lõi từ Myanmar tại Diễn đàn Thanh niên ASEAN và tại Hội nghị đối thoại trực tiếp thanh niên ASEAN
Trước hết, chúng tôi đánh giá cao chính phủ Myanmar với việc tạo dựng cơ hội cho thanh niên ASEAN đối thoại trực tiếp với các lãnh đạo ASEAN tại hội nghị
Chúng tôi kêu gọi cho một xã hội với thanh niên làm trung tâm, có quá trình lựa chọn công bằng đối với thanh niên là đại diện chính thức trong tương lai của Hội nghị đối thoại trực tiếp thanh niên ASEAN.
Chúng tôi, các nhà lãnh đạo trẻ từ Diễn đàn Thanh niên ASEAN, muốn đòi hỏi ASEAN cho công nhận đầy đủ tiếng nói tập thể của thanh niên ASEAN dựa trên Tuyên bố Tuyên bố Yangon Thanh niên ASEAN năm 2014.
Chúng tôi cũng kêu gọi sự công nhận đầy đủ của Diễn đàn Thanh niên ASEAN là một cơ sở đại diện cho tiếng nói của giới trẻ Đông Nam Á, theo dõi và đánh giá việc thực hiện các chính sách liên quan đến thanh thiếu niên, chương trình nghị sự, và các khuyến nghị
Chúng tôi, những lãnh đạo trẻ của ASEAN, mong cho việc thúc đẩy không phân biệt đối xử, bình đẳng, hòa bình, bảo vệ, phát triển bền vững, và phát triển toàn diện của cộng đồng ASEAN là phù hợp với các nguyên tắc và các giá trị Quyền con người, dân chủ, công bằng và tự do trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống.
Chúng tôi, các nhà lãnh đạo trẻ của ASEAN, kêu gọi mạnh mẽ việc tạo ra một môi trường bền vững dựa trên quyền con người. Từ nay trở đi, chúng tôi yêu cầu sự tham gia đầy đủ cho việc rà soát các điều khoản tham chiếu của Uỷ ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR) để đảm bảo nó hoạt động như một cơ quan hoàn toàn độc lập, minh bạch trong khu vực quyền con người, tăng cường nhiệm vụ bảo vệ Quyền con người, thuộc sở hữu của AICHR
Trong số các nhu cầu của chúng tôi, AICHR nên có thể nhận được khiếu nại về vi phạm Quyền con người, hình thành một đội tìm hiểu thực tế các trường hợp Quyền con người trong ASEAN hỗ trợ những nỗ lực của việc lựa chọn và tuyển dụng của người đại diện AICHR trong tất cả các nước ASEAN là một trong số các thẩm quyền độc lập cho AICHR , cũng như khuyến khích sự hình thành của Tòa án Quyền con người trong ASEAN. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cũng nên đảm bảo AICHR có thể hoàn thành chương trình nghị sự của xã hội dân sự tham gia hướng dẫn với AICHR
Chúng tôi, những lãnh đạo trẻ của ASEAN, mạnh mẽ kêu gọi hành động tích cực ở các nước ASEAN để tạo ra một môi trường thuận lợi ở cấp khu vực, quốc gia và địa phương, phải đáp ứng nhu cầu , đáp ứng nguyện vọng của những lãnh đạo trẻ và đảm bảo phát triển đến cuối năm 2015.
Chúng tôi, những lãnh đạo trẻ của ASEAN, phải có khả năng tiếp cận một cách tự do, không giới hạn quốc gia và khu vực địa phương để lãnh đạo, đòi hỏi quyền lợi của chúng tôi, và dẫn dắt một cộng đồng ASEAN mà giới trẻ là trung tâm. Chúng tôi qua đó, kêu gọi sự tham gia của thanh thiếu niên bằng cách cung cấp thông tin và yêu cầu một cơ chế, chính sách minh bạch và có trách nhiệm giải trình đặc biệt là những người có ảnh hưởng đến giới trẻ.
Sự tham gia của thanh niên ở mọi lĩnh vực là rất quan trọng để đảm bảo những điều đã nêu ra ở trên, với sự nhấn mạnh vào các nhóm người yếu thế bao gồm cả nữ vị thành niên, LGBTIQ (người đồng tính, song tính, chuyển giới), tù nhân chính trị trẻ, người trẻ khuyết tật, người dân bản địa, tôn giáo thiểu số , người di cư , người không quốc tịch , những người sống trong nghèo đói, dân tộc thiểu số ngôn ngữ, phụ nữ mang thai, trẻ em, những người sống trong bối cảnh chiến tranh và người lao động tình dục, người sống chung với HIV và AIDS, học sinh bỏ học, người nghiện ma túy và người di cư.
Chúng tôi yêu cầu cải cách ngay lập tức và bãi bỏ các chính sách và luật hình sự mà gián tiếp phân biệt đối xử đối với những người trẻ dựa trên quan điểm và tình trạng chính trị của họ, SOGIE (Xu hướng tình dục, bản dạng giới và thể hiện tình dục), tôn giáo, và tình trạng kinh tế xã hội.
Hơn nữa, chúng tôi kêu gọi một hành động ngay lập tức để giải quyết đầy đủ và làm việc với những lãnh đạo trẻ về các vấn đề liên quan đến :
1. Vai trò của thanh niên và tác động của Hòa bình và Hòa giải
2. Dân Chủ và Tự do thể hiện
3. Bảo đảm việc làm bền vững và sinh kế cho thanh niên Đông Nam Á
4. Giáo dục có chất lượng cho tất cả thanh niên Đông Nam Á
5. Thúc đẩy quyền tình dục & sinh sản của thanh niên (giới, tình dục, tiếp cận y tế và giáo dục tình dục toàn diện )
6. Thanh niên di cư cần phải được: Bảo đảm an toàn, tự do, và quyền cơ bản của họ (chống lại buôn bán, người tị nạn và lao động di cư )
7. Duy trì môi trường khu vực (đảm bảo tính tự quyết, bảo quản của trí tuệ địa phương và văn hóa bản địa)
Quyền thanh niên là QUYỀN CƠ BẢN !
Khánh Chiêu dịch