Tìm kiếm chuyên gia tổng quan chính sách và bằng chứng cho VĐCS liên quan đến cải thiện dịch vụ y tế cho người dân tộc thiểu số

Thứ Hai, 15/12/2014
Dự án “Nâng cao tiếng nói thông qua hoạt động mạng lưới hiệu quả” (IVEN) do Liên Minh Châu Âu và Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam tài trợ cho Liên minh Hành động vì Công bằng Sức khoẻ (PAHE) nhằm nâng cao năng lực tổ chức cho PAHE và cải thiện công bằng sức khoẻ cho người dân tộc thiểu số thông qua đối thoại chính sách ở các cấp. Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), một thành viên của PAHE, thay mặt cho Liên minh tiếp nhận và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động của dự án này. Nhằm hỗ trợ PAHE phát triển kế hoạch vận động chính sách chiến lược, dự án tìm kiếm chuyên gia có kinh nghiệm trong trong lĩnh vực phân tích chính sách và dịch vụ y tế cho người dân tộc thiểu số thực hiện công việc với các điều khoản tham chiếu dưới đây. Hạn đăng ký đến hết ngày 17/12/2014


 
I. BỐI CẢNH
 
Dự án “Nâng cao tiếng nói thông qua hoạt động mạng lưới hiệu quả” (IVEN) do Liên Minh Châu Âu và Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam tài trợ cho Liên minh Hành động vì Công bằng Sức khoẻ (PAHE)[1] nhằm nâng cao năng lực tổ chức cho PAHE và cải thiện công bằng sức khoẻ cho người dân tộc thiểu số thông qua đối thoại chính sách ở các cấp. Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), một thành viên của PAHE, thay mặt cho Liên minh tiếp nhận và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động của dự án này.
 
Nhằm hỗ trợ PAHE phát triển kế hoạch vận động chính sách chiến lược, dự án tìm kiếm  chuyên gia có kinh nghiệm trong trong lĩnh vực phân tích chính sách và dịch vụ y tế cho người dân tộc thiểu số thực hiện công việc với các điều khoản tham chiếu dưới đây.  Thời hạn nhận hồ sơ đến hết 17h00 ngày 17/12/2014
 
II. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG
 
Mục tiêu chính của hoạt động bao gồm:
-        Phân tích tổng quan các chính sách và thực thi chính sách đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe cho người dân tộc thiểu số.
-        Phân tích các khoảng trống trong vấn đề và số liệu nghiên cứu mà PAHE đã thực hiện liên quan công bằng sức khoẻ của người dân tộc thiểu số dựa trên các báo cáo Health Watch 2 và 3, và trên tình hình thực tế của địa bàn huyện Quế Phong – địa bàn hiện PAHE đang triển khai hoạt động can thiệp.
-        Đưa ra các khuyến nghị về vấn đề cần ưu tiên nghiên cứu vận động chính sách liên quan công bằng sức khoẻ cho người dân tộc thiểu số tại Việt Nam
 
III. PHẠM VI CÔNG VIỆC
 
Các công việc chính mà Chuyên gia tư vấn cần thực hiện bao gồm:
 
III.A. Chuẩn bị: 
  1. Đề cương: Chuyên gia xây dựng một đề cương thực hiện phân tích tổng quan đáp ứng được 03 mục tiêu nêu trên, trong đó đề cập rõ ràng mục tiêu, các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp thực hiện (bao gồm cả các nguồn tài liệu tham khảo), và kế hoạch thực hiện cụ thể
  2. Thu thập các tài liệu, nguồn thông tin phục vụ phân tích tổng quan cập nhật tới 2014, bao gồm:
    1. Các văn bản chính sách và hướng dẫn triển khai (cấp Trung ương và Nghệ An),
    2. Các báo cáo nghiên cứu và báo cáo dự án/ chương trình có liên quan (từ các cơ quan và viện nghiên cứu của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan UN và tổ chức quốc tế)
    3. Xác định một số cá nhân người thực hiện chính sách hoặc triển khai chương trình có liên quan ở cấp trung ương và huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An để phỏng vấn, bổ sung hoặc xác thực thông tin
  3. Có 1-2 buổi làm việc cùng 02 chuyên gia của PAHE để thống nhất mục tiêu, câu hỏi, và phương pháp thực hiện hoạt động
 
III.B. Thực hiện: 
  1. Đọc, phân tích và tóm tắt các phát hiện chính dựa trên các tài liệu thu thập được và 02 báo cáo Health Watch 2 và 3 của PAHE (Desk review)
  2. Đưa ra khuyến nghị về các vấn đề có thể tìm hiểu cụ thể tại Quế Phong, Nghệ An dựa trên kết quả của tổng quan tài liệu, và các cá nhân, tổ chức (tại Hà nội và Quế Phong, Nghệ An) cần được phỏng vấn để bổ sung hoặc xác thực thông tin
  3. Đi thực địa tại Quế Phong, Nghệ An (cùng 02 chuyên gia của PAHE và cán bộ dự án CCIHP)
  4. Trình bày kết quả tổng quan chính sách và thực địa Quế Phong (PowerPoint) bằng tiếng Việt để cùng với nhóm PAHE thống nhất các kết quả chính và các khuyến nghị về vấn đề cần nghiên cứu, vận động chính sách cho PAHE
  5. Viết báo cáo phân tích tổng quan bằng tiếng Việt.
 
IV. CÁC ĐẦU RA
  1. 01 đề cương cho phân tích tổng quan (bối cảnh, mục tiêu, các câu hỏi nghiên cứu, các nguồn thông tin – tài liệu dự kiến, kế hoạch làm việc) (tối đa 10 trang A4)
  2. 01 bản tóm tắt các phát hiện chính từ tổng quan tài liệu và đề xuất nội dung làm việc cho thực địa Quế Phong, Nghệ An (tối đa 4 trang A4)
  3. 01 bài trình bày tóm tắt bằng Power Point để lấy ý kiến góp ý, phản hồi từ PAHE
  4. 01 báo cáo tổng quan kèm các khuyến nghị cụ thể cho kế hoạch vận động chính sách chiến lược trong thời gian 3 năm (cấp trung ương và huyện/tỉnh) (tối đa 40 trang A4)
 
V. THỜI GIAN LÀM VIỆC  
Thời gian thực hiện hoạt động: từ tháng 12 năm 2014 đến ngày 28 tháng 2 năm 2015, với tổng số  khoảng  26 ngày làm việc.
STT
Nội dung công việc
Số ngày
1
Thảo luận với PAHE và CARE để thống nhất và hoàn thiện đề cương
2
2
Tìm kiếm tài liệu và xác định một danh sách các cá nhân/ tổ chức cần gặp gỡ, phỏng vấn
3
3
Đọc và phân tích tài liệu, đưa ra các phát hiện chính và mục tiêu, câu hỏi, kế hoạch cho thực địa Quế Phong
6
4
Đi thực địa tại Quế Phong
5
5
Trình bày kết quả chính. Lấy ý kiến phản hồi từ PAHE
2
6
Viết và hoàn thiện báo cáo
8
 
Tổng
26
 
Tư vấn sẽ đưa ra lịch trình và đối tượng làm việc cụ thể để đạt được mục tiêu của Điều khoản tham chiếu này. Trên cơ sở lịch trình do tư vấn đề xuất, hai bên có thể thảo luận và đưa ra các  điều chỉnh nếu cần thiết.
 
VI. NGÂN SÁCH
Ngân sách tối đa cho hợp đồng tư vấn này là 84.000.000 (tám mươi tư triệu đồng chẵn), bao gồm thuế thu nhập cá nhân (hoặc VAT), và chưa bao gồm các chi phí thực địa có liên quan. Các chi phí thực địa sẽ do dự án chi trả theo định mức được nhà tài trợ quy định.
 
VII. YÊU CẦU
1.     Có bằng cấp từ Thạc sĩ trở lên, ưu tiên một trong các ngành: y tế công cộng, luật, kinh tế y tế, hoặc các ngành khoa học xã hội
2.     Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc trong một hoặc một số lĩnh vực sau: y tế công cộng, phân tích và vận động chính sách, dân số và phát triển. Ưu tiên người có kinh nghiệm làm việc với người dân tộc thiểu số
3.     Đề cương kĩ thuật thể hiện sự nhạy cảm đối với các đặc trưng văn hoá – xã hội của người dân tộc thiểu số, và nhạy cảm về giới
 
Người nhận: Chị Phạm Thái Hằng
Trung tâm nghiên cứu phát triển y tế cộng đồng
 
Hoặc chị Phạm Bích Hiền - Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số
Số 48, ngách 251/8 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
 
 
 
 
 
  
 


[1] Liên minh Hành động vì Công bằng Sức khoẻ (PAHE) được thành lập năm 2009 với các thành viên chủ chốt gồm các cá nhân và tổ chức: Ông Trần Tiến Đức – chuyên gia độc lập về chính sách y tế, Viện nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS), Trung tâm nghiên cứu phát triển y tế cộng đồng (CCRD), Trung tâm Sáng kiến Sức khoẻ và Dân số (CCIHP), và 02 trung tâm thuộc Đại học Y Hà nội là Trung tâm nghiên cứu hệ thống y tế (CHSR) và Trung tâm nghiên cứu và đào tạo HIV/AIDS (CREATA) 

 



Các tin mới hơn


Các tin khác