Cơ hội để có Tình yêu, Tình dục từ góc nhìn của những phụ nữ khuyết tật, Số 22, 2011
Thứ Sáu, 02/08/2013Tóm tắt
Bài báo này mô tả những phát hiện từ nghiên cứu tìm hiểu về cơ hội tình yêu và tình dục đối với người phụ nữ khuyết tật (PNKT) ở Hà Nội, Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phỏng vấn sâu với mười hai phụ nữ khuyết tật và sáu nam giới là người yêu hoặc bạn tình của những người phụ nữ khuyết tật đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng PNKT phải chịu ba lần phân biệt đối xử: bị phân biệt vì họ là phụ nữ, bị phân biệt vì họ bị khuyết tật, và bị phân biệt vì họ là PNKT. Theo chủ nghĩa nho giáo Khổng Tử và chủ nghĩa hệ tư tưởng, bản thân là nam giới đã sở hữu một giá trị riêng, và là người kế thừa của dòng tộc mà họ được sinh ra. Ngược lại, phụ nữ phải chứng tỏ giá trị bản thân qua các hành vi đạo đức và làm việc tích cực. Điều này đã đặt những người phụ nữ mà cơ thể được xem là không lành lặn vào một tình huống bị tổn thương: phụ nữ khuyết tật được xem là kém giá trị hơn những người khác. Và điều này cũng đã làm cho những người PNKT tự cho rằng họ không có quyền để mơ đến một cuộc sống như những người bình thường khác là có quyền được yêu, được lập gia đình. Một vài người phụ nữ trong nghiên cứu đã từng có người đàn ông để yêu mến nhưng rồi chối bỏ tình yêu đó vì họ nghĩ họ không xứng đáng với nó. Nghiên cứu này kiến nghị những vấn đề về vai trò của tình yêu và giới tính cần được đặt ưu tiên nhiều hơn nữa trong các chương trình, các dự án dành cho người khuyết tật. Vấn đề về tình yêu và giới tính của PNKT cần được nêu ra trên phương diện truyền thông để xã hội (bao gồm cả gia đình) có được nhìn nhận đúng đắn và sẵn sàng chia sẻ.
Các tin mới hơn
- Kỳ thị ma túy: Một thách thức cho chương truờng điều trị thay thế bằng Methadone ở Việt Nam, số 26, năm 2012 Thứ Hai, 13/01/2014
- Đời sống của nữ Mại dâm ở Việt Nam: Các phát hiện từ một nghiên cứu định tính, số 21, năm 2010 Thứ Ba, 08/10/2013
- Phòng khám nam khoa: Y học hoá lo lắng về sức khoẻ tình dục của đàn ông, số 24, năm 2012 Thứ Ba, 08/10/2013
- Diễn ngôn về người sử dụng ma túy: Sự " nhập nhằng" quan niệm nạn nhân- tội nhân- bệnh nhân và những thách thức với những can thiệp, số 25, năm 2 Thứ Ba, 08/10/2013
- Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân tại một vùng nông thôn Quảng Trị, số 9, 2005 Thứ Ba, 08/10/2013
- Người tiêm chích ma tuý ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục, số 2, năm 2004 Thứ Ba, 08/10/2013
- Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân trong công nhân xây dựng di cư ở Hà Nội, Việt Nam, số 19, năm 2010 Thứ Ba, 08/10/2013
- Chiến lược phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm đường sinh sản ở Phụ nữ Việt Nam, số 18, năm 2010 Thứ Ba, 08/10/2013
- Ảnh hưởng của Internet lên thực hành tình dục trong thanh thiếu niên Hà Nội, Việt Nam, số 17, năm 2009 Thứ Ba, 08/10/2013
- Phản ứng của gia đình đối với việc mang thai và mong muốn sinh con khi bị nhiễm HIV ở Việt Nam, số 20, năm 2010 Thứ Ba, 08/10/2013
Các tin khác
- Đời sống của nữ mại dâm ở Việt Nam: Các phát hiện từ một nghiên cứu định tính, Số 21, 2010 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân trong công nhân xây dựng di cư ở Hà Nội, Việt Nam, Số 19, 2010 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Chiến lược phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm đường sinh sản ở Phụ nữ Việt Nam, Số 18, 2010 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Phản ứng của gia đình đối với việc mang thai và mong muốn sinh con khi bị nhiễm HIV ở Việt Nam, Số 20/2009 Thứ Sáu, 02/08/2013