Kỳ thị ma túy: Một thách thức cho chương truờng điều trị thay thế bằng Methadone ở Việt Nam, số 26, năm 2012
Thứ Hai, 13/01/2014TÓM TẮT
Chương trình thí điểm Methadone ở Việt Nam từ giữa năm 2008 tập trung chủ yếu vào các chỉ số sinh học và các hành vi liên quan đến vấn đề sức khỏe của người điều trịMethadone hơn là các ảnh hưởng xã hội, đặc biệt là vấn đề kỳ thị với những người tham gia chương trình điều trị Methadone. Bài viết này sẽ phân tích sự kỳ thị xã hội đã tạo gánh nặng cho người điều trị Methadone như thế nào trong một thời gian dài. Chúng tôi sử dụng phương pháp nhân học để thu thập thông tin từ người điều trịMethadone, gia đình của họ, người sử dụng ma túy, nhân viên y tế và các cán bộ lãnh đạo y tế. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra chương trình điều trịMethadone đã có tác động tích cực như cải thiện sức khỏe, hành vi của người điều trị và mối quan hệ với gia đình. Tuy nhiên, kỳ thị xã hội liên quan đến ma túy vẫn thực sự ám ảnh những người tham gia chương trình điều trị. Sự kỳ thị này đã làm giảm đáng kể cơ hội xây dựng lại cuộc sống, có việc làm mới và khả năng củng cố và xây dựng các mối quan hệ xã hội của họ. Hơn nữa họ luôn phải cố gắng để chứng minh rằng họ không còn sử dụng ma túy. Các vấn đề được đề cập ở trên có thể sẽ làm tăng những nguy cơ làm giảm sự thành công của chương trình. Chúng tôi khuyến nghị rằng chương trình điều trịMethadone không chỉ gắn với việc cải thiện về sức khỏe và hành vi của những người tham gia chương trình mà cần phải quan tâm đến việc giảm bớt những ám ảnh và sự kỳ thị liên quan đến việc sử dụng ma túy trước đây của những người sử dụng Methadone.
Mọi thông tin về tài liệu vui lòng liên hệ trực tiếp Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) qua số điện thoại: +844. 3577 0261
Các tin khác
- Đời sống của nữ Mại dâm ở Việt Nam: Các phát hiện từ một nghiên cứu định tính, số 21, năm 2010 Thứ Ba, 08/10/2013
- Phòng khám nam khoa: Y học hoá lo lắng về sức khoẻ tình dục của đàn ông, số 24, năm 2012 Thứ Ba, 08/10/2013
- Diễn ngôn về người sử dụng ma túy: Sự " nhập nhằng" quan niệm nạn nhân- tội nhân- bệnh nhân và những thách thức với những can thiệp, số 25, năm 2 Thứ Ba, 08/10/2013
- Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân tại một vùng nông thôn Quảng Trị, số 9, 2005 Thứ Ba, 08/10/2013
- Người tiêm chích ma tuý ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục, số 2, năm 2004 Thứ Ba, 08/10/2013
- Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân trong công nhân xây dựng di cư ở Hà Nội, Việt Nam, số 19, năm 2010 Thứ Ba, 08/10/2013
- Chiến lược phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm đường sinh sản ở Phụ nữ Việt Nam, số 18, năm 2010 Thứ Ba, 08/10/2013
- Ảnh hưởng của Internet lên thực hành tình dục trong thanh thiếu niên Hà Nội, Việt Nam, số 17, năm 2009 Thứ Ba, 08/10/2013
- Phản ứng của gia đình đối với việc mang thai và mong muốn sinh con khi bị nhiễm HIV ở Việt Nam, số 20, năm 2010 Thứ Ba, 08/10/2013
- “Uống rượu nhiều lúc cũng có lợi”: Hành vi uống rượu của nam giới dưới góc nhìn nam tính, số 23, năm 2012 Thứ Ba, 08/10/2013
- Cơ hội để có Tình yêu, Tình dục từ góc nhìn của những phụ nữ khuyết tật, số 22, năm 2011 Thứ Ba, 08/10/2013
- Lắng nghe những người mại dâm nữ tại Việt Nam, số 12, năm 2006 Thứ Ba, 08/10/2013