Sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng trong bảo vệ môi trường

Chủ Nhật, 05/10/2014
Sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng trong bảo vệ môi trường
Sáng ngày 2/10/2014, tại Hà Nội, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số dưới sự bảo trợ của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt nam tổ chức Hội thảo “Sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng trong bảo vệ môi trường”. Ông Phạm Bích San – Phó Tổng thư ký Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và ông Lê Văn Hợp – Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng và Tuyên truyền đồng chủ trì Hội thảo.

Gần 80 đại biểu là đến từ các tổ chức như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam; các tổ chức chính trị xã hội Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên; các tổ chức phi chính phủ trực thuộc sự quản lý của VUSTA hoạt động trong lĩnh vực môi trường, các nhóm thanh niên, câu lạc bộ quan tâm và hoạt động trong lĩnh vực môi trường đã đên tham dự và cùng chia sẻ những kinh nghiệm, đóng góp ý kiến cho công tác bảo vệ môi trường, phát triển bền vững tại Việt Nam.

Mở đầu các bài tham luận tại Hội thảo, ông Nguyễn Đình Đáp – Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường – Tổng cục Môi trường đã trình bày tổng quan về sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tình nguyện vì môi trường trong bảo vệ môi trường. Bài tham luận nhấn mạnh sự tham gia, đa dạng hóa hoạt động và vai trò ngày càng lớn mạnh của các tổ chức, nhóm, câu lạc bộ này với sự phát triển của Việt Nam nói chung và trong công tác bảo vệ môi trường nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có cơ chế chính sách quy định cụ thể về sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường; đồng thời thiếu các cơ chế khuyens khích động viên người dân, doanh nghiệp trong quá trình xã hội hóa nhằm thu hút các nguồn kinh phí đầu tư tại địa phương. Do đó, việc thực hiện các sáng kiến, hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức này vẫn gặp nhiều trở ngại.
Đại diện cho các tổ chức xã hội trình bày về sự tham gia trong các hoạt động bảo vệ môi trường, bà Nguyễn Ngọc Lý – Liên minh Nước sạch đã trình bày về các hoạt động của Liên minh, những khó khăn thách thức và đưa ra các khuyến nghị cụ thể, góp phần nói lên tiếng nói của các tổ chức xã hội.
 
Hội thảo cũng lắng nghe các bài trình bày của Bà Phạm Thái Hằng – Trung tâm Nghiên cứu phát triển cộng đồng đã đại diện trình bày về sự tham gia của người dân trong bảo vệ môi trường, Bà Nguyễn Hoàng Phượng – Trung tâm Con người và Thiên nhiên về vai trò của các tổ chức xã hội trong việc xây dựng luật và giám sát môi trường. Kết thúc phần báo cáo tham luận là phần tham luận của đại diện các nhóm thanh niên, câu lạc bộ - lực lượng không thể thiếu trong các hoạt động cộng đồng nói chung và công tác bảo vệ môi trường nói riêng. Một số thành tựu đat được bước đầu, những trở ngại và khuyến nghị được đưa ra nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện hơn nữa cho sự tham gia của lực lượng này trong bảo vệ môi trường.
 
Những hình ảnh, hiện vật về các hoạt động bảo vệ môi trường của các nhóm, tổ chức, câu lạc bộ cũng được giới thiệu trong không gian hội thảo một cách sinh động, thu hút sự chú ý của nhiều người tham dự

Không gian trưng bày các hoạt động của các nhóm, tổ chức, câu lạc bộ tại hội thảo

Ông Lê Văn Hợp – Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền – chủ trì Hội thảođánh giá cao sự đóng góp, những sáng kiến, những câu lạc bộ đã làm thay đổi nhận thức của cộng đồng; đồng thời thể hiện sự vui mừng vì hội thảo có sự tham gia của các bạn trẻ và đặc biệt là những gương mặt tiêu biểu như ông Trương Mạnh Tiến, nguyên là Vụ trưởng Vụ môi trường đầu tiên của Tổng Cục môi trường- tham gia vào xây xựng luật môi trường, các chính sách, pháp lệnh môi trường.
 
Trong phần thảo luận, hội thảo đã được lắng nghe nhiều ý kiến khác nhau đến từ các tổ chức, các nhóm, câu lạc bộ thanh niên, các nhà khoa học…Ông Trần Văn Duy, dưới góc nhìn của nhà khoa học, nhận định thực trạng “vừa đau lòng, vừa buồn cười, xuất phát ở thể chế xây dưng chính sách của chúng ta”. Lấy ví dụ về bảo vệ môi trường biển ở Đà Nẵng, ông khẳng định đó không chỉ là nhận thức của người dân mà còn của chính quyền sở tại và mong muốn thành công này được nhân rộng ở Việt Nam.
Nguyễn Văn Vĩ – cựu sinh viên đại học Nông nghiệp Việt Namdưới góc nhìn của một bạn trẻ đam mê tình nguyện băn khoăn “Chúng tôi đã phải chi trả phí bôi trơn để được làm tình nguyện. Liệu có phương án nào để người sinh viên được làm việc tình nguyện với tâm hồn trong sáng”. Đây cũng là băn khoăn của nhiều bạn trẻ và nhận được sự đồng tình của nhiều người tại hội thảo. Hay những băn khoăn về nguồn kinh phí, cách tiếp cận và tính duy trì hiệu quả khi các dự án dừng tại cộng đồng vẫn còn là những băn khoăn của nhiều đại biểu.
 
Là một người dày dạn kinh nghiệm, trước những thay đổi về Luật đặc biệt là sự ra đời của Luật bảo vệ môi trường 2014, ông Trương Mạnh Tiến nhận định “Luật thì phải thực hiện, chứ không nên làm mới, Luật là phải để thực thi”. Qua trình xây dựng luật và các văn bản dưới luật là quá trình lâu dài và mất nhiều thời gian, chỉ cần sửa đổi bổ sung điều cần thiết. Ông cũng khẳng định “chúng ta không cần tham cái gì lớn cả, chúng ta cần giáo dục ý thức xây dựng bảo vệ môi trường từ các trẻ nhỏ và thường xuyên có ý thức như vậy sẽ giúp bảo vệ môi trường – Đó là vai trò của cộng đồng”
 

Ông Trương Mạnh Tiến phát biểu ý kiến thảo luận tại Hội thảo

Tổng kết hội thảo, Ông Phạm Bích San - Phó Tổng Thư ký Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) nhấn mạnh một số điểm. Về kinh phí, ông nhận định “Vậy các tổ chức của chúng ta phải đảm bảo làm sao để quỹ được thông suốt và sáng kiến hoạt động hiệu quả đặc biệt là cho giới trẻ”. Về luật, ông nhấn mạnh “các luật thì nhiều nhưng không hiệu quả. Vậy luật xây dựng cần thiết nhưng cần phải giám sát thực thi luật và đó là vai trò của các tổ chức phi chính phủ”. Để thực hiện những điều đó, cách công cụ nào của các tổ chức là tốt? Đó là người dân và truyền thông. Nhưng, vấn đề cực khó là làm thế nào để các tổ chức, nhóm, câu lạc bộ liên kết với nhau? Ông khẳng định “Chúng ta cần liên kết với nhau vì vấn đề môi trường là vấn đề chung. Vì lĩnh vực môi trường
là lĩnh vực rộng. Chúng ta chưa xây dựng được một xã hội dân sự- điều đó còn xa nhưng chúng ta không thể không làm”.
 
CCIHP


Các tin mới hơn


Các tin khác