Trầm cảm sau sinh ở Việt Nam: Chúng ta biết gì và có thể làm gì?

Thứ Ba, 29/08/2017
Trầm cảm sau sinh ở Việt Nam: Chúng ta biết gì và có thể làm gì?
Buổi tọa đàm về chủ đề nóng "Trầm cảm sau sinh ở Việt Nam: Chúng ta biết gì và có thể làm gì?" là sự kiện đáng chú ý sẽ diễn ra vào ngày 30/8 tới đây do mạng lưới PAHE, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe & Dân số cùng Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế tổ chức

 

Nhằm nâng cao nhận thức xã hội về vấn đề này và thúc đẩy hoạt động phòng và đáp ứng với trầm cảm sau sinh ở Việt Nam, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em – Bộ Y tế phối hợp cùng Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) và Liên minh về Công bằng Sức khỏe (PAHE) tổ chức Tọa đàm: “Trầm cảm sau sinh ở Việt Nam: Chúng ta biết gì và Có thể làm gì?

 

 

 

Thời gian: 8:30-12:00 sáng ngày 30/8/2017

Địa điểm: Phòng họp tầng 2, khu nhà hàng Grandeur, Khách sạn Thương mại, số 25 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

 

Tọa đàm có sự tham gia của các khách mời là các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, tâm lý, chuyên gia hỗ trợ cộng đồng từ Úc và báo chí Việt Nam bao gồm:

 

Ông Nguyễn Đức Vinh – Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và trẻ em – Bộ Y tế

 

Bà Đặng Cẩm Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

 

Bà Khuất Thu Hồng – chuyên gia về tình dục học và các vấn đề xã hội, Viện nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS), đại diện Liên minh Vì công bằng Sức khỏe (PAHE)

 

PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh – chuyên gia đào tạo và sản khoa, giảng viên trường Đại học Y Hà Nội

 

Bs. Dương Minh Tâm – chuyên gia về sức khỏe tâm thần, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội

 

Nhà báo Phạm Thanh Hà, tổng biên tập Tạp chí Phụ nữ mới

 

Bà Karen Marks – Cố vấn về hỗ trợ cha mẹ và huy động cộng đồng, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số

 

  • Tọa đàm sẽ được Bà Hoàng Tú Anh, phó giám đốc CCIHP điều hành thảo luận

 

Trầm cảm sau sinh là một rối loạn nguy hiểm có tác động tiêu cực đối với phụ nữ và trẻ sơ sinh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 10-20% phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh từng trải qua ít nhất một dạng rối loạn tâm thần, trong đó chủ yếu là trầm cảm. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này thường cao hơn nhiều và một nghiên cứu mới đây ở Việt Nam đã cho thấy cứ 4 phụ nữ thì có 1 người có thể bị trầm cảm và các dạng rối loạn tâm thần khác trong vòng một năm sau khi sinh con. Bạo lực gia đình và các phong tục, tập quán truyền thống đối với phụ nữ sau sinh làm tăng nguy cơ trầm cảm và thường gây ra các hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần đối với phụ nữ và trẻ sơ sinh/ trẻ em. Trong những trường hợp nghiêm trọng, điều này có thể dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự tử ở người mẹ hoặc gây tổn hại cho đứa trẻ của mình. Và gần đây, một số trường hợp như vậy đã được đề cập đến trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam, thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng.

 

 

Thông tin chi tiết và nội dung thảo luận sẽ được cập nhật trong các bài viết sau

 

San



Các tin mới hơn


Các tin khác