Bảo hiểm y tế có chi trả khám thai không?
Thứ Ba, 10/11/2020Có. Bảo hiểm y tế chi trả phí khám thai định kỳ, theo lịch hẹn của cán bộ y tế. Tuy nhiên, bảo hiểm y tế sẽ không chi trả phí khám thai cho những trường hợp đi khám không theo lịch hẹn hoặc thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán trong thai kỳ không nhằm mục đích điều trị hay phục hồi chức năng.
Mức chi trả khám thai bảo hiểm y tế là khác nhau tùy thuộc vào đối tượng mang thai và tuyến bệnh viện khám thai.
- Khám đúng tuyến: bảo hiểm y tế chi trả 80% cho các trường hợp khám thai đúng tuyến, ngoài ra:
- Chi trả 100% đối với người mang thai đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, đang sinh sống tại các huyện/ xã đảo, thuộc hộ nghèo, là người dân tộc thiểu số tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, là cán bộ/ người thân trong ngành công an, quân đội hoặc có công với cách mạng, khám thai tại cơ sở y tế tuyến xã, tham gia liên tục 5 năm bảo hiểm y tế…
- Chi trả 95% đối với người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động, hưởng lương hưu hàng tháng, là thân nhân của người có công với cách mạng, thuộc hộ cận nghèo
- Theo quyết định 636/QĐ, luật bảo hiểm xã hội 8/2014 thì toàn bộ thai kỳ phụ nữ mang thai được đi khám thai 5 lần, 1 ngày/lần. Nếu thai nhi có biểu hiện bệnh lý, thai kỳ có dấu hiệu bất thường hoặc cơ sở y tế ở xa thì lao động nữ được phép nghỉ 2 ngày/ một lần để khám thai. Trong những lần khám thai có bảo hiểm y tế này thai phụ sẽ được hưởng mức chi trả tính theo công thức sau: Mức chi trả = (Mbq6t /24 ngày) x 100% x Số ngày nghỉ. Trong đó Mbq6t tức là mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Nếu thai phụ chưa đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội thì mức bình quân tiền lương sẽ được tính dựa trên số tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
- Khám trái tuyến: bảo hiểm y tế chi trả:
- 40% chi phí trong trường hợp điều trị nội trú tại các bệnh viện tuyến trung ương
- 60% chi phí trong trường hợp điều trị nội trú tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh (tính đến 31/12/2020, từ 1/1/2021 tăng lên 100%)
- 100% chi phí trong trường hợp khám và điều trị tại bệnh viện tuyến huyện
- Đặc biệt, người dân tộc thiểu số, hộ nghèo sinh sống tại các vùng kinh tế - xã hội khó khăn khi khám thai không đúng tuyến vẫn được chi trả như khám thai đúng tuyến
Các tin mới hơn
- Những quan niệm sai lầm về chế độ ăn cho phụ nữ mang thai Thứ Tư, 11/11/2020
- Phụ nữ sau sinh cần được ăn uống như thế nào? Thứ Tư, 11/11/2020
- Sau khi sinh bé được bao lâu thì cần cho bé bú sữa mẹ? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn nghĩa là như thế nào? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn đến khi bé được mấy tháng tuổi? Thứ Tư, 11/11/2020
- Có nên cho bé ăn sữa bột, sữa công thức thay thế sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời của trẻ không? Thứ Tư, 11/11/2020
- Khi bé hoặc mẹ ốm có cần cho bé bú sữa mẹ không? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cách vắt sữa mẹ để dành Thứ Tư, 11/11/2020
- Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt: Thứ Tư, 11/11/2020
- Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản Thứ Tư, 11/11/2020
Các tin khác
- Khối u buồng trứng (còn gọi là U nang buồng trứng) Thứ Hai, 09/11/2020
- Ung thư buồng trứng Thứ Hai, 09/11/2020
- U xơ tử cung (nhân xơ tử cung) Thứ Hai, 09/11/2020
- Ung thư cổ tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Ung thư vú Thứ Hai, 09/11/2020
- HIV/AIDS Thứ Hai, 09/11/2020
- Mụn rộp sinh dục Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm gan siêu vi B (HBV – Hepatitis Bvirus); viêm gan siêu vi C (HCV - Hepatitis C virus) Thứ Hai, 09/11/2020
- Sùi mào gà (HPV) Thứ Hai, 09/11/2020
- Giang mai Thứ Hai, 09/11/2020
- Lậu Thứ Hai, 09/11/2020
- Nhiễm Chlamydia Thứ Hai, 09/11/2020