Những quan niệm sai lầm về chế độ ăn cho phụ nữ mang thai
Thứ Tư, 11/11/2020Chế độ ăn uống trong thời gian mang thai của mẹ góp phần rất lớn trong việc phát triển tầm vóc và trí tuệ của trẻ. Do đó, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, mẹ cần tránh những sai lầm dưới đây để con được phát triển toàn diện.
• Nhịn ăn khi ốm nghén: Tình trạng bị nôn ói do ốm nghén thường xuyên xảy ra khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi. Nhiều người cho rằng, khi nhịn ăn, cơ thể không được nạp thức ăn sẽ không bị nôn ói nữa. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, có thể khiến mẹ suy kiệt và thai nhi chậm phát triển. Để giảm tình trạng ốm nghén, thay vì nhịn ăn, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn, thay thế các thức ăn/ thực phẩm mình sợ bằng các loại khác trong cùng nhóm chất dinh dưỡng hoặc thay đổi cách chế biến thực phẩm. Ví dụ: nếu sợ ăn cơm thì có thể ăn khoai hoặc ngô luộc/ hấp…
• Ăn cho hai người: Với suy nghĩ “mang thai là ăn cho hai người”, các mẹ bầu thường cố gắng ăn gấp đôi lượng thực phẩm hoặc gấp đôi nhu cầu năng lượng so với bình thường, ăn thật nhiều món ngon, bổ dưỡng để em bé to khỏe. Điều này dẫn đến tình trạng “tăng cân không phanh” ở các mẹ bầu, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường (với mẹ và cả thai nhi), bệnh tim mạch, đột quỵ, trầm cảm và một vài dạng ung thư khác. Ngoài ra, thai to quá mức cũng khiến việc chuyển dạ gặp khó khăn, sau sinh con có nguy cơ hạ đường huyết. Việc tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai khiến hành trình giảm cân sau sinh gian nan và kéo dài hơn..
• Quan niệm “Uống nước dừa cho con da trắng, ối trong. Uống nước mía cho con khỏe”: nước dừa, nước mía cũng là những thực phẩm tốt cho sức khỏe người mẹ và thai nhi, nhưng không phải là yếu tố tác động được đến làn da của em bé hay lượng ối của người mẹ. Vì vậy chỉ nên coi đây là những thực phẩm tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi nếu uống lượng vừa phải, 1-2 lần mỗi tuần. Nếu uống nước mía, nước dừa thường xuyên, liên tục có thể dẫn đến nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, bất thường về ối và có thể sinh non
• Quan niệm “Ăn trứng ngỗng, trứng đà điểu để con to, khỏe, thông minh”: thực tế thành phần trứng ngỗng, trứng đà điểu không có ưu điểm nổi trội hơn so với các loại trứng khác. Thậm chí một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng trứng gà, trứng cút… có lợi cho phụ nữ mang thai và trẻ em hơn, lại dễ mua, dễ ăn hơn.
• Ăn bất kể thứ gì miễn là thích: trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu có thể nghén, thèm quá mức… một vài loại thức ăn/ thực phẩm nào đó. Điều này khiến cho mẹ bầu có thể ăn quá nhiều một vài loại thức ăn/ thực phẩm nào đó, không đảm bảo sự cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng. Mẹ bầu cần cố gắng khắc phục tình trạng này, chia nhỏ các bữa ăn, chỉ tăng một chút loại thức ăn/ thực phẩm mình thích nhưng vẫn đảm bảo ăn đa dạng các loại thức ăn/ thực phẩm khác… Đặc biệt đối với những loại thực phẩm không có lợi, như café, chè ngọt, xúc xích… nếu mẹ bầu “lỡ” thèm thì chỉ nên ăn mỗi ngày một chút cho bớt thèm.
Các tin khác
- Viêm phần phụ Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm nội mạc tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm cổ tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Phá thai bằng phương pháp nong và gắp thai Chủ Nhật, 08/11/2020
- Phá thai an toàn Chủ Nhật, 08/11/2020
- Tính vòng kinh (tình ngày an toàn) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Xuất tinh ngoài âm đạo Chủ Nhật, 08/11/2020
- Triệt sản nữ (thắt ống dẫn trứng) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Triệt sản nam (thắt ống dẫn tinh) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Thuốc diệt tinh trùng Chủ Nhật, 08/11/2020
- Vòng tránh thai (dụng cụ tránh thai trong tử cung) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Thuốc tránh thai khẩn cấp Chủ Nhật, 08/11/2020