Thuốc diệt tinh trùng
Chủ Nhật, 08/11/2020Cơ chế tránh thai
- Thuốc diệt tinh trùng chứa nonoxynol-9 có tác dụng làm bất hoạt và tiêu diệt tinh trùng trước khi tinh trùng có thể bơi vào trong tử cung.
Hiệu quả
Thuốc diệt tinh trùng, nếu sử dụng thường xuyên, đúng theo hướng dẫn trên thì đạt hiệu quả khoảng 94%.
Ưu và nhược điểm
*) Ưu điểm
- Dễ tiếp cận/mua và dễ sử dụng
- Không ảnh hưởng đến nội tiếttự nhiên của phụ nữ.
*) Nhược điểm
- Có thể gây kích ứng và cảm giác nóng rát âm đạo. Một số trường hợp dị ứng với thuốc diệt tinh trùng.
- Không thể bảo vệ người dùng trước bệnh lây qua đường tình dục, bao gồm HIV (Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)
Cách sử dụng
Thuốc được đặt vào trong âm đạo khoảng 15 phút trước khi giao hợp, phụ nữ đưa thuốc vào trong âm đạo, chú ý phải đưa sâu vào tận cổ tử cung, thuốc lan ra khắp cổ tử cung.
Tác dụng phụ
Một số phụ nữ gặp tác dụng phụ như: âm đạo cảm thấy khó chịu, dị ứng với thuốc diệt tinh trùng. Trong trường hợp này, cặp đôi cần thảo luận, cân nhắc lựa chọn và áp dụng một biện pháp tránh thai hiện đại khác thay thế.
- Lưu ý: Một số người cho rằng phụ nữ là người mang thai, sinh con, do đó, tránh thai hay hiếm muộn là trách nhiệm của phụ nữ. Đây là quan điểm bất bình đẳng giới. Thực tế, việc quan hệ tình dục xảy ra giữa phụ nữ là nam giới là việc của hai người, như vậy, nam giới góp phần để sự thụ thai xảy ra, do đó, tránh thai là trách nhiệm của cả nam giới và phụ nữ. Việc lựa chọn, áp dụng biện pháp tránh thai nào cần được dựa trên sự thảo luận, thống nhất của cả hai người trong cuộc. Điều này sẽ đem đến cảm giác thoải mái, hạnh phúc cho cả hai người trong cuộc và là tiêu chí giúp cho một mối quan hệ phát triển vững bền, hạnh phúc.
Các tin mới hơn
- Khối u buồng trứng (còn gọi là U nang buồng trứng) Thứ Hai, 09/11/2020
- Ung thư buồng trứng Thứ Hai, 09/11/2020
- U xơ tử cung (nhân xơ tử cung) Thứ Hai, 09/11/2020
- Ung thư cổ tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Ung thư vú Thứ Hai, 09/11/2020
- HIV/AIDS Thứ Hai, 09/11/2020
- Mụn rộp sinh dục Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm gan siêu vi B (HBV – Hepatitis Bvirus); viêm gan siêu vi C (HCV - Hepatitis C virus) Thứ Hai, 09/11/2020
- Sùi mào gà (HPV) Thứ Hai, 09/11/2020
- Giang mai Thứ Hai, 09/11/2020
Các tin khác
- Vòng tránh thai (dụng cụ tránh thai trong tử cung) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Thuốc tránh thai khẩn cấp Chủ Nhật, 08/11/2020
- Viên uống tránh thai phối hợp Chủ Nhật, 08/11/2020
- Viên uống tránh thai đơn thuần/Viên uống tránh thai dành cho người đang cho con bú Chủ Nhật, 08/11/2020
- Bao cao su nam Chủ Nhật, 08/11/2020
- Lựa chọn biện pháp tránh thai khi đang cho con bú? Chủ Nhật, 08/11/2020
- Tránh thai sau khi sinh (thời gian, các biện pháp) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Khi nào có thể quan hệ tình dục trở lại sau khi sinh? Chủ Nhật, 08/11/2020
- Tiêu chí lựa chọn biện pháp tránh thai Chủ Nhật, 08/11/2020
- Tránh thai là trách nhiệm của ai? Chủ Nhật, 08/11/2020
- Các biện pháp tránh thai Chủ Nhật, 08/11/2020
- Cơ chế tránh thai? Chủ Nhật, 08/11/2020