Vòng tránh thai (dụng cụ tránh thai trong tử cung)
Chủ Nhật, 08/11/2020Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ được đưa vào tử cung để ngăn không cho trứng làm tổ trong buồng tử cung. Ở Việt Nam, vòng tránh thai Multiload và TCu 380 đang được sử dụng rộng rãi. Hiện nay, xuất hiện thêm vòng tránh thai nội tiết Mirena (có chứa nội tiết/ hóc môn).
Cơ chế tránh thai
Với vòng tránh thai không chứa hóc môn
Là một dụng cụ nhỏ (thường có hình chữ T) được đặt vào lòng tử cung của phụ nữ. Cơ chế tác dụng chính của vòng tránh thai là làm thay đổi về cấu trúc sinh hóa tế bào nội mạc, từ đó, không tạo điều kiện thuận lợi để trứng đã được thụ tinh (hợp tử) làm tổ trong tử cung.
Vòng tránh thai có chứa hóc môn
Bên cạnh cơ chế nêu trên, vòng tránh thai chứa hóc môn sẽ thêm có tác dụng làm dày lớp dịch nhày cổ tử cung, gây khó khăn cho tinh trùng khi xâm nhập vào sâu trong tử cung và ức chế phóng noãn
Ai có thể sử dụng vòng tránh thai
- Phụ nữ mong muốn tránh thai từ 1 năm trở lên hoặc đã đủ số con mong muốn được khuyến khích sử dụng biện pháp tránh thai này.
- Những người bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục, có tiền sử chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân và ung thư cơ quan sinh dục không được dùng dụng cụ tử cung.
Hiệu quả
- Vòng tránh thai đạt hiệu quả tránh thai 98-99% nếu sử dụng đúng cách
Ưu và nhược điểm
*) Ưu điểm
Vòng tránh thai có tác dụng tránh thai lâu dài từ 5 – 10 năm
*) Nhược điểm
Vòng tránh thai không phòng tránh được bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
Cách sử dụng
Vòng tránh thai được đặt vào tử cung người dùng trong 7 ngày đầu kể từ ngày bắt đầu thấy kinh , khi đó cổ tử cung có phần giãn ra làm cho việc đặt dụng cụ tử cung được dễ dàng hơn. Việc này được thực hiện tại cơ sở y tế.
Tác dụng phụ
- Một số phụ nữ có thể gặp tác dụng phụ sau khi đặt vòng tránh thai như: Thay đổi chu kì kinh nguyệt (kinh nguyệt đến sớm hơn, muộn hơn dự kiến), buồn nôn, căng tức ngực, nổi mụn trứng cá, đau lưng, đau bụng…. Những triệu trứng này giảm dần và mất đi sau 1 – 6 tháng.
Lưu ý
Cần đi khám nếu thấy những dấu hiệu sau:
- Ra nhiều máu trong chu kỳ, thời gian kéo dài quá 6 tháng từ lúc đặt vòng.
- Bị đau khi quan hệ tình dục
- Dịch âm đạo tiết ra có mùi hôi (dấu hiệu viêm nhiễm)
- Có triệu chứng giống như mang thai
- Bị đau bụng kéo dài
- Đau bụng
- Sốt và ớn lạnh (dấu hiệu của nhiễm trùng)
- Bạn gái cần lưu ý thăm khám phụ khoa định kỳ 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng vòng tránh thai
- Lưu ý: Một số người cho rằng phụ nữ là người mang thai, sinh con, do đó, tránh thai hay hiếm muộn là trách nhiệm của phụ nữ. Đây là quan điểm bất bình đẳng giới. Thực tế, việc quan hệ tình dục xảy ra giữa phụ nữ là nam giới là việc của hai người, như vậy, nam giới góp phần để sự thụ thai xảy ra, do đó, tránh thai là trách nhiệm của cả nam giới và phụ nữ. Việc lựa chọn, áp dụng biện pháp tránh thai nào cần được dựa trên sự thảo luận, thống nhất của cả hai người trong cuộc. Điều này sẽ đem đến cảm giác thoải mái, hạnh phúc cho cả hai người trong cuộc và là tiêu chí giúp cho một mối quan hệ phát triển vững bền, hạnh phúc.
Các tin mới hơn
- Viêm phần phụ Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm nội mạc tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm cổ tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Phá thai bằng phương pháp nong và gắp thai Chủ Nhật, 08/11/2020
- Phá thai an toàn Chủ Nhật, 08/11/2020
- Tính vòng kinh (tình ngày an toàn) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Xuất tinh ngoài âm đạo Chủ Nhật, 08/11/2020
- Triệt sản nữ (thắt ống dẫn trứng) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Triệt sản nam (thắt ống dẫn tinh) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Thuốc diệt tinh trùng Chủ Nhật, 08/11/2020
Các tin khác
- Thuốc tránh thai khẩn cấp Chủ Nhật, 08/11/2020
- Viên uống tránh thai phối hợp Chủ Nhật, 08/11/2020
- Viên uống tránh thai đơn thuần/Viên uống tránh thai dành cho người đang cho con bú Chủ Nhật, 08/11/2020
- Bao cao su nam Chủ Nhật, 08/11/2020
- Lựa chọn biện pháp tránh thai khi đang cho con bú? Chủ Nhật, 08/11/2020
- Tránh thai sau khi sinh (thời gian, các biện pháp) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Khi nào có thể quan hệ tình dục trở lại sau khi sinh? Chủ Nhật, 08/11/2020
- Tiêu chí lựa chọn biện pháp tránh thai Chủ Nhật, 08/11/2020
- Tránh thai là trách nhiệm của ai? Chủ Nhật, 08/11/2020
- Các biện pháp tránh thai Chủ Nhật, 08/11/2020
- Cơ chế tránh thai? Chủ Nhật, 08/11/2020
- Viêm nhiễm đường sinh sản Thứ Năm, 05/11/2020