Bé được mấy tháng tuổi cần bắt đầu cho ăn bổ sung?
Thứ Tư, 11/11/2020
Khi bé tròn 6 tháng tuổi nhu cầu phát triển của trẻ tăng nhiều, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng tăng lên và nếu bé chỉ bú sữa mẹ thì không thể đáp ứng nhu cầu này. Do đó, khi bé tròn 6 tháng tuổi là lúc bé cần được ăn thêm các thực phẩm ngoài sữa mẹ, gọi là chế độ ăn bổ sung, vì các thực phẩm đó bổ sung cho sữa mẹ, chứ không thay thế hoàn toàn sữa mẹ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Bé vẫn cần tiếp tục được bú mẹ theo nhu cầu, bên cạnh việc ăn các thức ăn bổ sung giàu dinh dưỡng và đủ về mặt số lượng để trẻ có thể tiếp tục phát triển.
Từ 6-12 tháng tuổi, cần tiếp tục cho trẻ bú vì sữa mẹ tiếp tục cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và từ 12-24 tháng, sữa mẹ cung cấp ít nhất một phần ba nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ còn tiếp tục cung cấp các yếu tố kháng khuẩn bảo vệ trẻ khỏi mắc nhiều loại bệnh, mang lại sự gần gũi và gắn bó giúp trẻ phát triển tâm lý.
Sau 6 tháng tuổi, trẻ cần được học cách ăn bột đặc hay các thức ăn nghiền. Các thức ăn này cung cấp năng lượng nhiều hơn các thức ăn lỏng. Trẻ ăn bột đặc hay thức ăn nghiền sau 6 tháng tuổi dễ hơn vì trẻ:
- Thích nhìn người khác ăn và với tay lấy thức ăn
- Thích đưa thứ gì đó vào miệng
- Có thể điều chỉnh lưỡi tốt hơn để đưa thức ăn di chuyển trong miệng
- Bắt đầu nhai và dịch chuyển hàm lên xuống
- Ngoài ra, ở thời điểm này, hệ tiêu hoá của trẻ đủ phát triển để tiêu hoá hầu hết các loại thức ăn.
Nếu trẻ không được bú sữa mẹ (do 1 số lý do bắt buộc) nên tiếp tục sử dụng sữa thay thế sữa mẹ thích hợp cho tới khi trẻ được 6 tháng tuổi, không nên cho ăn bổ sung sớm.
Các nguy cơ khi bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn bổ sung sớm (trước 179 ngày):
- Làm cho trẻ ít bú sữa mẹ, không cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của trẻ.
- Tăng nguy cơ mắc một số bệnh vì thiếu các yếu tố bảo vệ bé có trong sữa mẹ.
- Tăng nguy cơ bị mắc tiêu chảy do thức ăn bổ sung không sạch hay không tiêu hóa dễ như là sữa mẹ.
- Tăng nguy cơ dị ứng vì trẻ chưa thể tiêu hoá được một số chất có trong thức ăn.
- Tăng nguy cơ mang thai của bà mẹ nếu không cho con bú hoàn toàn.
Các nguy cơ khi bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn bổ sung quá muộn (sau 270 ngày):
- Trẻ không nhận được các thức ăn thêm để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
- Trẻ không nhận đủ các chất dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng và thiếu vi chất như dẫn đến còi xương do thiếu calci, thiếu máu do thiếu sắt…
Các tin mới hơn
- Những quan niệm sai lầm về chế độ ăn cho phụ nữ mang thai Thứ Tư, 11/11/2020
- Phụ nữ sau sinh cần được ăn uống như thế nào? Thứ Tư, 11/11/2020
- Sau khi sinh bé được bao lâu thì cần cho bé bú sữa mẹ? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn nghĩa là như thế nào? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn đến khi bé được mấy tháng tuổi? Thứ Tư, 11/11/2020
- Có nên cho bé ăn sữa bột, sữa công thức thay thế sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời của trẻ không? Thứ Tư, 11/11/2020
- Khi bé hoặc mẹ ốm có cần cho bé bú sữa mẹ không? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cách vắt sữa mẹ để dành Thứ Tư, 11/11/2020
- Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt: Thứ Tư, 11/11/2020
- Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản Thứ Tư, 11/11/2020
Các tin khác
- Viêm phần phụ Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm nội mạc tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm cổ tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Phá thai bằng phương pháp nong và gắp thai Chủ Nhật, 08/11/2020
- Phá thai an toàn Chủ Nhật, 08/11/2020
- Tính vòng kinh (tình ngày an toàn) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Xuất tinh ngoài âm đạo Chủ Nhật, 08/11/2020
- Triệt sản nữ (thắt ống dẫn trứng) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Triệt sản nam (thắt ống dẫn tinh) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Thuốc diệt tinh trùng Chủ Nhật, 08/11/2020
- Vòng tránh thai (dụng cụ tránh thai trong tử cung) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Thuốc tránh thai khẩn cấp Chủ Nhật, 08/11/2020