HIV/AIDS
Thứ Hai, 09/11/2020HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency Virus, có nghĩa là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.
Biểu hiện
- Giai đoạn 1: Sau 2-8 tuần sau khi nhiễm, người bệnh thấy biểu hiện sốt và ớn lạnh: Người bệnh Sốt nhẹ từ 370 5C đến 380 C; Mệt mỏi, buồn ngủ, đau nhức cơ thể, đau họng, phát ban, buồn nôn, tiêu chảy…
- Giai đoạn 2 (nhiễm trùng không triệu chứng)
Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Trong giai đoạn này vi rút có trong cơ thể nhưng không tấn công hệ miễn dịch, việc điều trị trong giai đoạn này rất quan trọng. Giai đoạn này vẫn có khả năng lây lan bệnh.
- Giai đoạn 3: Nổi hạch to và kéo dài, thường gặp là hạch cổ, hạch dưới hàm và hạch nách.
- Giai đoạn (HIV giai đoạn cuối): Biểu hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở phổi, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh hoặc ung thư.
Cách xử lí
- Làm gì khi bị phơi nhiễm với HIV?
Nếu cơ thể bị các vết thương chảy máu, cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước, sau đó sửa kỹ bằng xà phòng, sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn trong thời gian ít nhất là 5 phút.
Nếu phơi nhiễm qua tiếp xúc niêm mạc mắt: Rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9% liên tục trong vòng 5 phút.
Qua niêm mạc miệng, mũi: Rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9% và súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% nhiều lần.
Liên hệ tới cơ sở y tế để được điều trị chống phơi nhiễm.
- Cần đi làm xét nghiệm sau 3 tháng kể từ thời điểm có hành vi nguy cơ đễ xác định chính xác có nhiễm HIV hay không tính từ thời điểm có hành vi nguy cơ.
*) Lưu ý: Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể lây qua các con đường: Quan hệ tình dục không được bảo vệ, từ mẹ sang con, qua dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng. Cả phụ nữ và nam giới cần cùng nhau đi khám và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục để đạt hiệu quả tốt nhất, phòng tránh tái nhiễm bệnh. Việc hạn chế có quan hệ tình dục hoặc nếu có thì sử dụng bao cao su để phòng tránh lây nhiễm là việc làm cần thiết. Vì vậy, cả hai người trong cuộc cần lưu ý điều này để thông cảm, hợp tác, hỗ trợ, động viên nhau … tạo điều kiện cho cả hai cảm thấy thoải mái về tâm lý, khỏe mạnh về thể chất, đạt được hiệu quả điều trị bệnh tối ưu và chóng hồi phục.
Các tin mới hơn
- Khối u buồng trứng (còn gọi là U nang buồng trứng) Thứ Hai, 09/11/2020
- Ung thư buồng trứng Thứ Hai, 09/11/2020
- U xơ tử cung (nhân xơ tử cung) Thứ Hai, 09/11/2020
- Ung thư cổ tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Ung thư vú Thứ Hai, 09/11/2020
- Những quan niệm sai lầm về chế độ ăn cho phụ nữ mang thai Thứ Tư, 11/11/2020
- Phụ nữ sau sinh cần được ăn uống như thế nào? Thứ Tư, 11/11/2020
- Sau khi sinh bé được bao lâu thì cần cho bé bú sữa mẹ? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn nghĩa là như thế nào? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn đến khi bé được mấy tháng tuổi? Thứ Tư, 11/11/2020
Các tin khác
- Mụn rộp sinh dục Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm gan siêu vi B (HBV – Hepatitis Bvirus); viêm gan siêu vi C (HCV - Hepatitis C virus) Thứ Hai, 09/11/2020
- Sùi mào gà (HPV) Thứ Hai, 09/11/2020
- Giang mai Thứ Hai, 09/11/2020
- Lậu Thứ Hai, 09/11/2020
- Nhiễm Chlamydia Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Nhiễm nấm sinh dục Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm phần phụ Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm nội mạc tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm cổ tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Phá thai bằng phương pháp nong và gắp thai Chủ Nhật, 08/11/2020