Khi đi khám thai, phụ nữ mang thai thường được khám như thế nào?
Thứ Ba, 10/11/2020Nhiều người lầm tưởng siêu âm là đủ để biết tình trạng sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, nên khi phát hiện có thai, chỉ chăm chăm đi siêu âm mà bỏ quên việc khám thai. Thực tế là, chỉ siêu âm thôi là chưa đủ. Việc quản lý thai nghén liên tục và khám thai đầy đủ 9 nội dung sau mới có thể đánh giá đúng sự phát triển của thai cũng như tình trạng sức khỏe của bà mẹ.
Mỗi lần khám thai thông thường Nhân viên y tế sẽ thực hiện 9 nội dung như sau:
- Cán bộ y tế sẽ hỏi các thông tin cơ bản như tuổi, số con, số lần mang thai, tình hình sức khỏe, tiền sử bệnh tật, các thuốc sử dụng gần đây, các dấu hiệu bất thường, tình hình phát triển của thai và sức khỏe của mẹ…
- Khám toàn thân, như đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp, nhịp tim, khám vú, tim, phổi…
- Khám sản khoa, như kiểm tra bụng, các vết sẹo mổ cũ nếu có, nắn tìm đáy tử cung, đo chiều cao tử cung, vòng bụng, nghe tim thai, kiểm tra viêm nhiễm phụ khoa…
- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết, như kiểm tra protein niệu, đường máu, công thức máu, giang mai, HIV, HbsAg..
- Tiêm hoặc hướng dẫn tiêm phòng uốn ván.
- Tư vấn và cung cấp thuốc: sắt, axit folic, canxi…
- Hướng dẫn vệ sinh thai nghén
- Điền sổ, ghi phiếu, điền bảng và hộp quản lý thai…
- Thông báo kết quả khám, hẹn lịch khám…
Phụ nữ đi khám thai cần chuẩn bị trước các thông tin của bản thân có liên quan đến các nội dung trên, để cung cấp cho cán bộ y tế nhanh chóng và đầy đủ. Nên viết các thông tin ra giấy để tránh quên hoặc bỏ sót thông tin Các nội dung khám thai trên nhằm đảm bảo kiểm tra sự phát triển của thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của người mẹ để kịp thời phát hiện các bất thường thai nghén nếu có. Đặc biệt, lần khám thai đầu tiên, người mẹ được tư vấn về dinh dưỡng để tăng cân phù hợp với tình trạng thai nghén của chính mình.
Thông thường, sau khi khám thai xong, cán bộ y tế sẽ ghi chép lại các thông tin trong cuốn “Sổ theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em”. Bạn cần xem lại các kết quả ghi trong sổ và các hướng dẫn của Nhân viên y tế với bạn. Nếu có điểm nào chưa rõ, bạn cần hỏi lại ngay, để thực hiện đủ và đúng các hướng dẫn. Những lần khám thai sau luôn nhớ mang theo cuốn sổ này.
Các tin mới hơn
- Những quan niệm sai lầm về chế độ ăn cho phụ nữ mang thai Thứ Tư, 11/11/2020
- Phụ nữ sau sinh cần được ăn uống như thế nào? Thứ Tư, 11/11/2020
- Sau khi sinh bé được bao lâu thì cần cho bé bú sữa mẹ? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn nghĩa là như thế nào? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn đến khi bé được mấy tháng tuổi? Thứ Tư, 11/11/2020
- Có nên cho bé ăn sữa bột, sữa công thức thay thế sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời của trẻ không? Thứ Tư, 11/11/2020
- Khi bé hoặc mẹ ốm có cần cho bé bú sữa mẹ không? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cách vắt sữa mẹ để dành Thứ Tư, 11/11/2020
- Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt: Thứ Tư, 11/11/2020
- Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản Thứ Tư, 11/11/2020
Các tin khác
- Khối u buồng trứng (còn gọi là U nang buồng trứng) Thứ Hai, 09/11/2020
- Ung thư buồng trứng Thứ Hai, 09/11/2020
- U xơ tử cung (nhân xơ tử cung) Thứ Hai, 09/11/2020
- Ung thư cổ tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Ung thư vú Thứ Hai, 09/11/2020
- HIV/AIDS Thứ Hai, 09/11/2020
- Mụn rộp sinh dục Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm gan siêu vi B (HBV – Hepatitis Bvirus); viêm gan siêu vi C (HCV - Hepatitis C virus) Thứ Hai, 09/11/2020
- Sùi mào gà (HPV) Thứ Hai, 09/11/2020
- Giang mai Thứ Hai, 09/11/2020
- Lậu Thứ Hai, 09/11/2020
- Nhiễm Chlamydia Thứ Hai, 09/11/2020