Phân biệt khái niệm giới tính, bản dạng giới (nhận dạng giới), xu hướng tình dục
Thứ Ba, 10/11/2020
- Giới tính sinh học được xác định qua các yếu tố sinh học như giải phẫu, nội tiết tố và nhiễm sắc thể, từ đó, chúng ta biết được một người là nam hay nữ. Tuy nhiên, giới tính sinh học không chỉ có hai, một người được gọi là liên giới tính khi ngay từ lúc sinh ra, trẻ có thể có cơ quan sinh dục của cả nam và nữ, hoặc có cơ quan sinh dục đặc trưng của nam/nữ nhưng nhiễm sắc thể của họ lại đại diện cho giới tính còn lại. Trong trường hợp này, các chuyên gia chia sẻ rằng bố/ mẹ/ người thân không nên đưa ra quyết định phẫu thuật (phẫu thuật xác định giới tính/ phẫu thuật tái tạo) cho đến khi trẻ đủ lớn để có tiếng nói của bản thân (thường cho đến khi dậy thì hoặc muộn hơn), trừ khi phải phẫu thuật để cứu mạng đứa trẻ.
- Bản dạng giới: Là suy nghĩ/ cảm nhận bên trong của mỗi người về giới tính của mình, là cách mỗi người nhận thức bản thân và muốn được người khác xưng hô như thế nào. Bản dạng giới có thể giống hoặc khác với giới tính của một người khi sinh ra, khi chúng khớp với nhau, đó được gọi là người hợp giới, ngược lại, đó là người chuyển giới. Bản dạng giới cũng có thể khác với cách thể hiện giới– cách trẻ thể hiện qua ăn mặc, trang điểm, kiểu tóc, ngôn ngữ cơ thể, giọng nói, tên gọi….
- Xu hướng tính dục
Cụm từ này dùng để chỉ “sự hấp dẫn về tình cảm hoặc tình dục hướng tới những người khác.” Có 4 xu hướng tính dục gồm: dị tính (có tình yêu, cảm xúc tình dục với người khác giới tính với mình), đồng tính ( đồng tính nam, đồng tính nữ)- Có tình yêu, cảm xúc tình dục với người cùng giới tính với mình, song tính (Có tình yêu, cảm xúc tình dục với với cả nam và nữ), vô tính (không có cảm xúc, ham muốn tình dục với bất cứ ai).
Hiện tại, luật pháp không ủng hộ nhưng cũng không phản đối hôn nhân đồng giới. Cần nhớ rằng các xu hướng tình dục là bẩm sinh và không thể chữa trị, số ít không có nghĩa là bất thường mà đơn giản chỉ là sự đa dạng. Sự lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ của bố/ mẹ/ người thân với trẻ sẽ góp phần đẩy lùi những quan điểm, định kiến sai lầm vẫn còn tồn tại trong cộng đồng, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ.
Các tin mới hơn
- Những quan niệm sai lầm về chế độ ăn cho phụ nữ mang thai Thứ Tư, 11/11/2020
- Phụ nữ sau sinh cần được ăn uống như thế nào? Thứ Tư, 11/11/2020
- Sau khi sinh bé được bao lâu thì cần cho bé bú sữa mẹ? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn nghĩa là như thế nào? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn đến khi bé được mấy tháng tuổi? Thứ Tư, 11/11/2020
- Có nên cho bé ăn sữa bột, sữa công thức thay thế sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời của trẻ không? Thứ Tư, 11/11/2020
- Khi bé hoặc mẹ ốm có cần cho bé bú sữa mẹ không? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cách vắt sữa mẹ để dành Thứ Tư, 11/11/2020
- Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt: Thứ Tư, 11/11/2020
- Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản Thứ Tư, 11/11/2020
Các tin khác
- Viêm phần phụ Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm nội mạc tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm cổ tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Phá thai bằng phương pháp nong và gắp thai Chủ Nhật, 08/11/2020
- Phá thai an toàn Chủ Nhật, 08/11/2020
- Tính vòng kinh (tình ngày an toàn) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Xuất tinh ngoài âm đạo Chủ Nhật, 08/11/2020
- Triệt sản nữ (thắt ống dẫn trứng) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Triệt sản nam (thắt ống dẫn tinh) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Thuốc diệt tinh trùng Chủ Nhật, 08/11/2020
- Vòng tránh thai (dụng cụ tránh thai trong tử cung) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Thuốc tránh thai khẩn cấp Chủ Nhật, 08/11/2020