Ung thư vú
Thứ Hai, 09/11/2020Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa.
Nguyên nhân
- Do di truyền, do yếu tố môi trường (tia tử ngoại, tia X, hóa chất…), lối sống (thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu, hút thuốc…), khả năng miễn dịch kém
Biểu hiện
Đau:Đau có thể không liên quan đến kỳ kinh, hoặc đau ở một bên vú, hoặc đau kéo dài.
Thay đổi ở da vú và núm vú:Các thay đổi này có thể là da vú dày lên và trở lên sần sùi, hoặc da vú trở lên căng mọng, kèm theo đỏ và có thể đau, hoặc núm vú bị kéo tụt vào trong.
Chảy dịch-máu ở đầu vú:Đầu vú tư nhiên chảy dịch hoặc chảy máu, có thể kèm theo đau hoặc không, đặc biệt là khi các bất thường này chỉ xuất hiện ở một bên vú.
Sờ thấy khối bất thường ở vú hoặc ở nách: Các khối này có thể cố định hoặc di động, kích thước khác nhau.
Cách tự khám
Dự phòng ung thư vú bằng cách tự khám vú thường xuyên và khám vú định kỳ 1 năm/lần tại cơ sở y tế chuyên khoa
- Cởi áo bộc lộ phần trên thắt lưng, sau đó ngồi hoặc đứng trước gương hai tay xuôi theo người. Quan sát kỹ ngực trước gương xem có sự thay đổi về hình dạng và kích thước không? Có bất kỳ sự thay đổi dáng vẻ bề ngoài không.
- Đưa hai tay lên đầu quan sát kỹ ngực từ các góc độ khác nhau xem có thay đổi gì so với lần trước không? Kiểm tra kỹ núm vú xem có chảy dịch hay chảy máu không.
- Nằm ngửa trên giường, đặt khăn gấp hay gối mỏng sau vai trái và đưa bàn tay trái ra sau đầu. Dùng tay phải khám ngực trái. Chụm các ngón tay lại dùng phần phẳng của ngón tay để cảm nhận các tổ chức của vú. Chia vú thành 4 phần, khám từ ¼ trên trong. Bắt đầu từ nền xương ấn nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, day tròn các ngón tay chụm tìm kiếm khối u hoặc mảng dày cứng hay bất thường nào không? Khám núm vú từ từ nhẹ nhàng lật đi lật lại quanh núm vú
4. Tiếp tục khám ¼ dưới trong, cũng bắt đầu từ phần nền xương và cũng từ các xương sườn dưới vú và lại khám nhẹ nhàng đầu vú. Bạn sẽ thấy ở phần chóp có tổ chức mềm, điều này hoàn toàn bình thường. - Đưa tay trái từ sau đầu xuống cạnh thân mình dò phần dưới ngoài bằng tay phải, cũng làm như vậy từ bên các xương sườn phía dưới (phần ngoài lồng ngực) tới vú. Tiếp tục như vậy khám ¼ trên ngoài.Sau cùng dùng phần mềm đầu các ngón tay khum lại miết, tìm xem có u, hạch ở hõm nách không.
- Sau khi hoàn thành khám ngực trái thì thay đổi lại gối mỏng sang bên phải và lấy tay trái khám vú phải như cách trên.
Khi sờ thấy vú có khối u cần đến cơ sở y tế khám ngày để được điều trị sớm.
Clip hướng dẫn: https://www.youtube.com/watch?v=ipGiqcRBlzo&feature=youtu.be
Cách xử lí
- Phẫu thuật: Nhằm mục đích lấy bỏ khối u tại vú ; Phẫu thuật tạo hình tuyến vú: Bao gồm đặt túi ngực, tái tạo tuyến vú bằng vạt da tự thân, phẫu thuật tạo hình quầng vú và núm vú;
- Xạ trị
- Hóa chất: Nhằm giảm nguy cơ tái phát (còn gọi là điều trị bổ trợ) và là một phần của điều trị triệt căn ung thư vú.
- Ngoài ra sẽ phối hợp điều trị nội tiết, điều trị miễn dịch
*) Lưu ý: Thiếu sự hỗ trợ của người thân và bạn bè có thể làm người phụ nữ mắc ung thư vú thêm lo lắng. Điều này khiến chất lượng sống của họ bị giảm sút. Việc các thành viên trong gia đình thường xuyên trao đổi, chia sẻ với người phụ nữ trong trường hợp này sẽ giúp giảm nguy cơ trầm cảm. Hơn nữa, khi người bệnh có thể thoải mái trình bày ý kiến của mình với các thành viên trong gia đình, cảm giác lo lắng sẽ giảm bớt. Với người chồng, cần có sự chia sẻ, đồng cảm, hỗ trợ vợ/ bạn tình vượt qua những khó khăn về bệnh tật và tập trung cho việc điều trị. Điều này sẽ đem đến cảm giác thoải mái, hạnh phúc cho cả hai người trong cuộc và là tiêu chí giúp cho một mối quan hệ phát triển vững bền, hạnh phúc.
Các tin mới hơn
- Khối u buồng trứng (còn gọi là U nang buồng trứng) Thứ Hai, 09/11/2020
- Ung thư buồng trứng Thứ Hai, 09/11/2020
- U xơ tử cung (nhân xơ tử cung) Thứ Hai, 09/11/2020
- Ung thư cổ tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Những quan niệm sai lầm về chế độ ăn cho phụ nữ mang thai Thứ Tư, 11/11/2020
- Phụ nữ sau sinh cần được ăn uống như thế nào? Thứ Tư, 11/11/2020
- Sau khi sinh bé được bao lâu thì cần cho bé bú sữa mẹ? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn nghĩa là như thế nào? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn đến khi bé được mấy tháng tuổi? Thứ Tư, 11/11/2020
- Có nên cho bé ăn sữa bột, sữa công thức thay thế sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời của trẻ không? Thứ Tư, 11/11/2020
Các tin khác
- HIV/AIDS Thứ Hai, 09/11/2020
- Mụn rộp sinh dục Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm gan siêu vi B (HBV – Hepatitis Bvirus); viêm gan siêu vi C (HCV - Hepatitis C virus) Thứ Hai, 09/11/2020
- Sùi mào gà (HPV) Thứ Hai, 09/11/2020
- Giang mai Thứ Hai, 09/11/2020
- Lậu Thứ Hai, 09/11/2020
- Nhiễm Chlamydia Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Nhiễm nấm sinh dục Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm phần phụ Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm nội mạc tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm cổ tử cung Thứ Hai, 09/11/2020