TRẦM CẢM SAU SINH, VẤN ĐỀ KHÔNG CỦA RIÊNG AI
Thứ Sáu, 01/09/2017Trong thời gian qua có nhiều trường hợp tử vong mẹ hoặc trẻ sơ sinh rất thương tâm được cho là có liên quan đến tình trạng tâm trí của người mẹ. Những vụ việc này đã khuấy động một vấn đề mặc dù đã có trong y văn nhưng với xã hội vẫn là một vấn đề chưa được quan tâm nhiều trầm cảm sau sinh.
Với phụ nữ, sinh con là một trải nghiệm tích cực và đứa trẻ được sinh ra là niềm hạnh phúc, niềm vui của cả gia đình. Tuy nhiên, sinh đẻ cũng là một biến cố lớn ảnh hưởng rất nhiều đến thể chất, tâm lý của người phụ nữ sau sinh trong đó có trầm cảm sau sinh.
Phải chăng, trầm cảm sau sinh là vấn đề của xã hội hiện đại?
Trên thực tế, trầm cảm sau sinh không phải là một vấn đề sức khỏe mới nổi. Trầm cảm sau sinh đã được ghi nhận từ lâu trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, hoạt động y tế phải là vấn đề mới nhưng ít được quan tâm vì nhiều lý do cả từ phía bản thân người phụ nữ, gia đình và xã hội. Theo WHO, tỉ lệ trầm cảm sau sinh ở các nước đang phát triển chiếm từ 15-20%. Một nghiên cứu tại Hà Nam do trung tâm… thực hiện cũng cho kết quả tương tự với 20% phụ nữ sau sinh có các biểu hiện của trầm cảm từ nhẹ đến nặng. Trầm cảm sau sinh thường xuất hiện sau 4 tuần sau khi sinh và có nhiều tác giả nói rằng trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào đến 1 năm sau sinh. Trầm cảm sau sinh cũng có thể tiến diễn từ trầm cảm trong thời kỳ mang thai hoặc đột phát sau khi sinh em bé. Một điểm cần ghi nhận là trình độ Y học đã có những bước tiến đáng kể và sự quan tâm của bản thân người phụ nữ, gia đình, cộng đồng và truyền thông đã tăng lên nên trong thời gian qua, trầm cảm sau sinh đã được phát hiện và công bố nhiều hơn.
Các rối nhiễu tâm lý sau sinh?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rối nhiễu tâm lý sau sinh của người phụ nữ được xếp vào 03 nhóm sau:
- Trạng thái buồn bã (postpartum blues): Thường xuất hiện trong vòng 10 ngày đến 2 tuần sau sinh với các dấu hiệu chính bao gồm: thay đổi trạng thái, kích thích, khó chịu, buồn rầu, mệt mỏi, và nhầm lẫn. 15-85% phụ nữ sau sinh có tâm trạng này và các dấu hiệu này sẽ mất đi khi người phụ nữ quen dần với việc có con và chăm sóc con.
- Trầm cảm sau sinh (postpartum despression): Thường xuất hiện từ khoảng 1 tháng đến 1 năm sau sinh. Với các biểu hiện phức tạp hơn, bao gồm: mệt mỏi, chán nản, mất quan tâm với con, bản thân vào mọi điều xung quanh, rối loạn giấc ngủ, có suy nghĩ tiêu cực về bản thân, con và gia đình… và nhiều dấu hiệu trầm cảm khác. Khác với trạng thái buồn bã được nêu ở trên, trầm cảm sau sinh không tự nhiên khỏi mà cần có sự chăm sóc, hỗ trợ, trị liệu tâm lý của người thân, cán bộ y tế và nhà tâm lý.
- Loạn thần: là mức độ rối loạn tâm trí nghiêm trọng, có thể xuất hiện trong 2 tuần đầu đầu và tình trạng tinh thần và thể chất của người phụ nữ xấu đi rất nhanh, xuất hiện những ý tưởng khác thường và ảo giác. Với phụ nữ loạn thần, nguy cơ gây nguy hại cho bản thân và con lớn hơn rất nhiều so với phụ nữ trầm cảm.
Trầm cảm sau sinh được biểu hiện như thế nào?
Người phụ nữ gặp phải các biểu hiện chính bao gồm (tham khảo từ thực tế và tài liệu của hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ):
- Buồn chán, bi quan: Mất đi niềm vui hoặc mất sự quan tâm đặc biệt là không quan tâm đến con và đứa con cũng như những điều mà họ thường thích thú, quan tâm, bao gồm cả ham muốn tình dục
- Lo lắng và hoảng loạn: sợ hoặc cho rằng bản thân không thể làm một mẹ tốt, sợ bị bỏ rơi một mình với đưa trẻ, sợ bị người khác giành quyền chăm sóc con
- Kích động và có những suy nghĩ tiêu cực, đặc biệt có ý định tự làm tổn thương bản thân hoặc đứa con
- Cảm thấy tội lỗi và tự lên án bản thân cho rằng bản thân không có giá trị, hoặc tự trách mình đặc biệt với những người có con ngoài ý muốn, sinh con trước kết hôn, đơn thân
- Chán nản, buồn chán kéo dài và không có sự cải thiện
- Thay đổi tâm tính, đặc biệt cáu kỉnh giận dữ vô cớ. Nhiều phụ nữ trước trầm cảm rất nhẹ nhàng điềm tĩnh. Khi có trầm cảm thường dễ nổi nóng, xung đột với người xung quanh một cách vô cớ
- Tình trạng mệt mỏi kéo dài, thiểu lực, không muốn vận động, di chuyển
- Khó tập trung suy nghĩ, khó ghi nhớ chi tiết hoặc ra các quyết định
- Thay đổi hoặc rối loạn giấc ngủ: Không thể ngủ hoặc ngủ ly bì quá nhiều
- Thay đổi đặc điểm về ăn uống: phần đông phụ nữ bị trầm cảm thường không quan tâm đến ăn uống nhưng cũng có một số chị em lại ăn uống quá nhiều
- Các biểu hiện khác của trầm cảm.
Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh là gì?
Các nguyên nhân chính có thể bao gồm các nguyên nhân về thể chất, các nguyên nhân về tâm lý – gia đình, các nguyên nhân về kinh tế xã hội.
Nhóm nguyên nhân về thể chất?
Sau khi sinh những thay đổi lớn về thể chất sẽ tác động đến tâm lý và tinh thần của người phụ nữ được liệt kê bao gồm:
- Sự thay đổi của hóc môn thời kỳ mang thai và sau sinh: Sauk hi sinh có sự thay đổi đáng kể của các hóc môn Progesteron, estrogen và prolactin. Sự thay đổi hóc môn có thể ảnh hưởng lớn đến thể chất và tinh thần của người phụ nữ.
- Mất thể tích máu lớn sau kinh sinh và điều này cũng có ảnh hướng đáng kể đến chuyển hóa trong cơ thể người phụ nữ.
- Các biến cố trong sản khoa như sinh non, sinh sớm, đẻ có can thiệp kỹ thuật, mổ đẻ, người phụ nữ có tai biến sản khoa, hoặc các bệnh lý trong thời kỳ mang thai
- Thời kỳ sau sinh, người phụ nữ sẽ mất nhiều thời gian và công sức để chăm sóc con mới sinh thường làm thay đổi Mất nhiều công việc, ảnh hưởng nhịp sinh học của người mẹ…
Các yếu tố liên quan đến tâm lý và gia đình?
Bên cạnh những ảnh hưởng của thay đổi về thể chất, sau sự ra đời của đứa trẻ, nhiều yếu tố tâm lý, gia đình có tác động to lớn đến người phụ nữ như:
- Tâm lý phiền muộn, lo lắng của người phụ nữ trong thời kỳ mang thai: lo lắng về cơ thể thay đổi, xấu đi, mất hấp dẫn, lo lắng về thai nhi và con mới sinh, lo lắng về tình trạng có bệnh trong thời kỳ mang thai, đặc biệt những lo lắng thường ảnh hưởng rất lớn đến phụ nữ trẻ, mang thai và sinh con lần đầu
- Có thai ngoài ý muốn: bị ép sinh con, quan hệ không mong muốn và có thai …
- Hôn nhân và hạnh phúc gia đình: người phụ nữ là nạn nhân của bạo hành từ chồng, gia đình, cộng đồng, tình trạng hôn nhân không hạnh phúc như ly dị, ly thân, quan hệ mẹ chồng nàng dâu không tốt, những bất đồng trong quan điểm chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, tranh giành quyền quyết định, quyền chăm sóc đứa con giữa người phụ nữ và những người khác trong gia đình, đặc biệt bố mẹ chồng
- Mong muốn có con trai từ gia đình và người chồng cũng được đề cập là một nguyên nhân quan trọng của trầm cảm sau sinh, khi giới tính đứa trẻ không đáp ứng mong mỏi và kỳ vọng của gia đình.
- Thiếu sự quan tâm hỗ trợ của chồng và gia đình: trên thực tế, sau khi sinh sự quan tâm, chăm sóc trước đó được dành cho người phụ nữ mang thai được chuyển hết sang đứa con và nhiều người phụ nữ cảm thấy cô độc, bị tách ly với những người xung quanh và đứa bé
- Đặc điểm tâm lý của người phụ nữ rất khác nhau và nhiều người rất nhậy cảm và không đương đầu được với các biến cố trong thời kỳ mang thai và sau sinh, hoặc có tâm lý lo lắng thái quá cũng có ảnh hưởng lớn đến khả năng mắc phải trầm cảm sau sinh.
- Các vấn đề liên quan đến đứa trẻ: trẻ khóc nhiều hoặc có những tình trạng không tốt về sức khỏe
Các yếu tố về kinh tế xã hội?
- Tình trạng kinh tế khó khăn của gia đình, đặc biệt nhiều phụ nữ sau sinh phải tự lo kiếm sống và nuôi dưỡng con, thiếu sự hỗ trợ, chu cấp từ gia đình hoặc không có chế bảo hiểm y tế, xã hội. Thiếu sự hỗ trợ của chồng về kinh tế trong thời kỳ mang thai và nuôi con. Ngoài ra, với nhiều phụ nữ, tình trạng lo lắng về công việc, mất việc, không có thu nhập sau khi sinh con cũng ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý của họ.
Trầm cảm sau sinh và các hệ lụy?
Điều đầu tiên cần được quan tâm là những nguy cơ của trầm cảm sau sinh ở người mẹ tác động đến đứa trẻ. Theo bác sĩ Lã Thị Bưởi, một chuyên gia hàng đầu về trầm cảm sau sinh cho biết, trẻ sơ sinh cũng đã có những giao tiếp và kết nối với mẹ bằng mắt và các giao tiếp khác. Với những bà mẹ bị trầm cảm thì sự phát triển tâm lý và tinh thần của trẻ bị ảnh hưởng rất lớn vì mẹ không quan tâm và không có những giao tiếp này với trẻ. Trầm cảm sau sinh được cho rằng có liên quan rất lớn đến các tình trạng chức năng nhận thức kém, ức chế hành vi và kém điều chỉnh cảm xúc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Ngoài ra, trầm cảm không được xử trí và hỗ trợ sớm để cải thiện có thể dẫn đến những tình trạng không tốt cho người phụ nữ và đứa trẻ như:
- Chuyển sang loạn thần sau sinh (WHO cho rằng 1/500 bà mẹ có loạn thần sau sinh).
- Tự tử ở phụ nữ trầm cảm sau sinh
Giết con do loạn thần sau sinh: ở Mỹ tỉ lệ có mẹ bị loạn thần giết con (từ sơ sinh đến 1 tuổi) được thống kế là 8/ 100.000.
Lê Hoàng Minh Sơn - Phạm Vũ Thiên
Bài đăng trên tạp chí Phụ nữ Mới
https://www.facebook.com/tapchiphunumoi/
Các tin mới hơn
- TUYỂN TƯ VẤN CÁ NHÂN HOẶC CÔNG TY CUNG CẤP DỊCH VỤ THIẾT KẾ WEBSITE Thứ Ba, 21/01/2025
- CCIHP tuyển tình nguyện viên hỗ trợ hoạt động cho cấu phần các dịch vụ cho trẻ em Thứ Ba, 17/12/2024
- Thực tập sinh hỗ trợ hoạt động Dự án Hòa nhập 1 mô hình trẻ em Thứ Ba, 12/11/2024
- CCIHP Tuyển Thực tập sinh hỗ trợ hoạt động Dự án Hòa nhập 1 hợp phần dịch vụ cho trẻ em Thứ Tư, 30/10/2024
- RECRUITMENT ANNOUCEMENT PROGRAM ASSISTANT Thứ Tư, 09/10/2024
- Terms of Reference for Program Coordinator Thứ Tư, 09/10/2024
- CCIHP Tuyển thực tập sinh hỗ trợ hoạt động Dự án Hòa nhập 1 Thứ Sáu, 04/10/2024
- CCIHP Tuyển thực tập sinh hỗ trợ hoạt động Dự án Hòa nhập 1 mô hình trẻ em Thứ Sáu, 20/09/2024
- TUYỂN SINH TẬP HUẤN VIÊN CHO CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN DÀNH CHO NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ KTTT VÀ KTPT Thứ Sáu, 30/08/2024
- GẶP GỠ LÃNH ĐẠO UBND TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN HUẾ THẢO LUẬN VỀ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN HÒA NHẬP 1 Thứ Bẩy, 24/08/2024
Các tin khác
- Trầm cảm sau sinh ở Việt Nam: Chúng ta biết gì và có thể làm gì? Thứ Ba, 29/08/2017
- "Gỡ rối tuổi teen" thông qua tăng cường trao đổi với con Thứ Sáu, 28/07/2017
- Thực hành Giáo dục giới tính cùng trại hè “TÔI TỰ TIN, BẠN CŨNG THẾ” Thứ Sáu, 28/07/2017
- Đồng hành cùng THCS Lê Quý Đôn để Hiểu về cơ thể - khóa học về Sức khỏe sinh sản và tình dục Thứ Sáu, 12/05/2017
- Sôi nổi cùng “Lắng nghe cơ thể” Thứ Ba, 14/03/2017
- Cuộc thi: Đi tìm Hươu Thủ Lĩnh Thứ Hai, 27/02/2017
- Hội thảo khởi động dự án Nâng cao hệ thống y tế và cải thiện dinh dưỡng tại tỉnh Sơn La, Việt Nam Thứ Năm, 09/06/2016
- Hội thảo khởi động dự án - Health Bridge Thứ Tư, 11/05/2016
- Triển lãm ảnh Nhìn - Picturing Autism: Tự kỷ qua lăng kính nghệ thuật Thứ Hai, 28/03/2016
- A365 - Ứng dụng phần phầm thông minh trong phát hiện và chăm sóc trẻ tự kỷ Thứ Tư, 20/01/2016
- Tập huấn "Khái niệm và phương pháp đo lường công bằng sức khỏe và công bằng trong chăm sóc sức khỏe" Thứ Sáu, 30/10/2015
- Being transgender in the workplace is difficult in Vietnam or anywhere Thứ Năm, 27/08/2015