Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân tại một vùng nông thôn Quảng Trị, số 9, năm 2005
Thứ Sáu, 02/08/2013 Tóm tắt
Cưỡng bức tình dục có thể dẫn đến bạo lực tình dục, tổn thương về mặt tâm lý và tình cảm, nó làm mất đi ham muốn tình dục, và nặng hơn nữa, có thể gây lãnh cảm. Cưỡng bức tình dục còn có thể dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, sẩy thai, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng như HIV/AIDS. Hậu quả của cưỡng bức tình dục có thể bao gồm từ các sang chấn tinh thần cho đến các chấn thương nặng nề về thể lực và cảm xúc. Tuy nhiên trong văn hóa Việt nam, cưỡng bức tình dục trong hôn nhân thường khó được nhận biết vì sự che phủ của những chuẩn mực đạo đức, những quan niệm về đức hạnh của phụ nữ cũng như các khái niệm về nam tính và nữ tính. Bằng cách xem xét các vấn đề giới cũng như các quan niệm trên trong cuộc sống tình dục của những người đã có gia đình, bài viết này mang đến cho bạn đọc sự hiểu biết về cưỡng bức tình dục trong hôn nhân ở một vùng nông thôn của Quảng Trị. Đây là một nghiên cứu nhân học mang tính chất khám phá và mô tả. Nghiên cứu này là một minh chứng cho thấy sức khỏe tình dục của người phụ nữ bị kìm hãm bởi bối cảnh văn hóa, trong đó vấn đề bất bình đẳng giới đóng vai trò chủ đạo. Các quan niệm và cuộc sống tình dục của người phụ nữ bị kiểm soát bởi một bối cảnh phức tạp của sự kết hợp nhiều yếu tố khác nhau như văn hóa, kinh tế và xã hội. Sự im lặng và thiếu phản kháng của người phụ nữ trong quan hệ tình dục được xem như là sự chấp thuận. Thiếu thông tin, kiến thức về sức khỏe tình dục trong các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe đã làm cho mọi người khó có được những kiến thức cơ bản về sức khỏe tình dục trước khi bước vào cuộc sống tình dục. Điều này đã khiến nhiều phụ nữ bị những sang chấn về mặt thể chất và tinh thần trong lần đầu quan hệ tình dục và nó đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục của họ sau này. Thiếu sự thảo luận cởi mở giữa các cặp vợ chồng trong vấn đề này dẫn đến thiếu hiểu biết lẫn nhau và kết quả là thiếu hòa hợp trong cuộc sống tình dục. Tất cả các yếu tố trên kết hợp với nhau góp phần vào sự hình thành và phát triển thái độ tiêu cực của phụ nữ với tình dục. Các quan niệm văn hóa được hình thành trên cơ sở bất bình đẳng giới đã tạo thànhchu trình khép kín, khó có thể phá vỡ của cưỡng bức tình dục trong hôn nhân.
Các độc giả muốn nhận bản in, xin mời điền thông tin và gửi về Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số. Tài liệu sẽ được phân phát miễn phí sau khi nhận được đầy đủ thông tin của cá nhân/ đơn vị yêu cầu.
Thông tin về các ấn phẩm và hoạt động khác của CCIHP, xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP)
Địa chỉ: 48 ngõ 251/8 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: gsh@ccihp.org
Tel: 84 4 35770261
Fax: 84 4 35770260
Các tin mới hơn
- Kỳ thị ma túy: Một thách thức cho chương truờng điều trị thay thế bằng Methadone ở Việt Nam, số 26, năm 2012 Thứ Hai, 13/01/2014
- Đời sống của nữ Mại dâm ở Việt Nam: Các phát hiện từ một nghiên cứu định tính, số 21, năm 2010 Thứ Ba, 08/10/2013
- Phòng khám nam khoa: Y học hoá lo lắng về sức khoẻ tình dục của đàn ông, số 24, năm 2012 Thứ Ba, 08/10/2013
- Diễn ngôn về người sử dụng ma túy: Sự " nhập nhằng" quan niệm nạn nhân- tội nhân- bệnh nhân và những thách thức với những can thiệp, số 25, năm 2 Thứ Ba, 08/10/2013
- Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân tại một vùng nông thôn Quảng Trị, số 9, 2005 Thứ Ba, 08/10/2013
- Người tiêm chích ma tuý ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục, số 2, năm 2004 Thứ Ba, 08/10/2013
- Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân trong công nhân xây dựng di cư ở Hà Nội, Việt Nam, số 19, năm 2010 Thứ Ba, 08/10/2013
- Chiến lược phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm đường sinh sản ở Phụ nữ Việt Nam, số 18, năm 2010 Thứ Ba, 08/10/2013
- Ảnh hưởng của Internet lên thực hành tình dục trong thanh thiếu niên Hà Nội, Việt Nam, số 17, năm 2009 Thứ Ba, 08/10/2013
- Phản ứng của gia đình đối với việc mang thai và mong muốn sinh con khi bị nhiễm HIV ở Việt Nam, số 20, năm 2010 Thứ Ba, 08/10/2013
Các tin khác
- Sự im lặng của phụ nữ và sự hoà thuận trong gia đình: Thái độ và hành vi tình dục của phụ nữ nông thôn có gia đình, số 8, năm 2005 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Những lo ngại tình dục của nam giới ở một thị trấn nông thôn Việt Nam: Một cách giải thích nhân học, số 7, năm 2005 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Giới và bạo lực giới : Nhân viên y tế có thể giúp gì cho nạn nhân của bạo lực giới?, số 6, năm 2005 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Đối mặt với sự thật: Tình dục đồng giới nam (MSM) và HIV/AIDS, số 5, năm 2005 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Mại dâm ở Việt Nam: Các tác động tới dự phòng HIV/AIDS?, số 4, năm 2005 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Người tiêm chích ma tuý ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục, số 2, năm 2004 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Giao tiếp giữa bố mẹ và vị thành niên về tình dục: Nội dung, rào cản và động cơ giao tiếp, số 1, năm 2004 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Các hành vi tình dục nguy cơ và bắc cầu trong thanh niên ở Hải Phòng, Việt Nam - Số 15/2008 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Diễn ngôn về người sử dụng ma túy: sự “nhập nhằng” quan niệm nạn nhân - tội nhân - bệnh nhân và những thách thức với chương trình can thiệp, số 25, 201 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Uống rượu nhiều lúc cũng có lợi - Rượu và chiến lược thành công của nam giới nông thôn Việt Nam, số 23, 2012 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Nữ tính và sự thể hiện chủ thể trong đời sống Tình dục của nữ trí thức trẻ Hà Nội, số 16, 2008 Thứ Sáu, 02/08/2013
- Ảnh hưởng của Internet lên thực hành tình dục trong thanh thiếu niên Hà Nội, Việt Nam, Số 17, 2009 Thứ Sáu, 02/08/2013