A365 - Ứng dụng phần phầm thông minh trong phát hiện và chăm sóc trẻ tự kỷ
Thứ Tư, 20/01/2016A365 (viết tắt của Autism365) là ứng dụng bằng tiếng Việt, có thể sử dụng trên điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính có kết nối internet nhằm hỗ trợ cha mẹ và cán bộ y tế với các chức năng sau:
• SÀNG LỌC: Bao gồm các bộ câu hỏi đánh giá mức độ phát triển của trẻ nhằm giúp người chăm sóc và cán bộ chuyên môn tuyến cơ sở phát hiện sớm trẻ có nguy cơ rối loạn phát triển và rối loạn phổ tự kỷ.
• CAN THIỆP: Cung cấp các nguyên tắc, chiến lược chung, và các bài tập can thiệp sớm tại nhà cho trẻ tự kỷ dưới 6 tuổi.
• KIẾN THỨC: Cung cấp kiến thức tổng hợp và có kiểm chứng khoa học về Rối loạn phát triển và về tự kỷ
• THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ: giúp cha mẹ (và cán bộ chuyên môn) tự đánh giá kỹ năng của trẻ, kiến thức và kỹ năng của bản thân về tự kỷ và can thiệp sớm TRƯỚC và SAU khi sử dụng ứng dụng.
• A365 được phát triển trong Dự án “Ứng dụng phần phầm thông minh trong phát hiện và chăm sóc trẻ tự kỷ”, do Trung tâm Sáng Kiến Sức Khỏe và Dân Số (CCIHP), Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam (VAN) và các chuyên gia trong nước và quốc tế phối hợp thực hiện. Tổ chức Grand Challengles Canada (GCC) tài trợ.
Website dự án: http://a365.vn/
Nhóm phát triển:
TS Vũ Song Hà
• Tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội năm 1995
• Nhận bằng Thạc sĩ Y tế công cộng tại trường Đại học tổng hợp Columbia năm 2002
• Hoàn thành chương trình Tiến sĩ Y tế công cộng tại Trường Đại học tổng hợp Queensland năm 2014 với đề tài ‘Hiểu về rối loạn phổ tự kỷ ở Hà Nội, Việt Nam’
“Tôi tin tưởng rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn, cha mẹ, trẻ tự kỷ và những người nhiệt huyết, sẽ giúp thay đổi nhận thức của xã hội, và phát huy được khả năng của người tự kỷ”.
ThS Trần Thị Hoa Mai
• Giảng viên Đại học ngành Báo chí truyền thông
• Phó chủ tịch Mạng lưới Người tự kỷ Việt Nam
• Phụ trách 2 websites: tretuky.com, www.vnautism.com
• Tham gia hoạt động vì người tự kỷ từ năm 2007
"Tôi muốn truyền cho các cha mẹ niềm tin rằng, chính họ có thể làm thay đổi đứa con tự kỷ của mình và mang lại cho con một cuộc sống tốt đẹp"
ThS Nguyễn Tuyết Hạnh
• Cử nhân kinh tế chính trị, Đại học Tổng Hợp Quốc gia Hà Nội
• Thạc sĩ Hồ Chí Minh học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí minh.
• Tham gia Câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội từ năm 2002, hiện là Chủ tịch Câu lạc bộ.
• Phó chủ tịch Mạng lưới Người tự kỷ Việt Nam
"Chứng tự kỷ của các con đã cho tôi một cuộc sống sâu sắc hơn về tình yêu thương và chia sẻ"
Ths. Bs Trần Hùng Minh
• Tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội năm 1992.
• Thạc sĩ Quản lý hệ thống y tế, Trường Đại học tổng hợp London năm 2000.
• Tham gia thiết kế và triển khai nhiều chương trình nghiên cứu và can thiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, quản lý hệ thống y tế, công bằng sức khoẻ.
• Tác giả của nhiều báo cáo và các bài báo khoá học xuất bản trên các tạp chí quốc tế và trong nước.
Cử nhân Nguyễn Mai Anh.
• Tốt nghiệp Đại học Bách khoa năm 1992
• Tham gia thành lập hội cha mẹ có con tự kỷ ở Hà Nội từ năm 2002.
• Phó chủ tịch Câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội
•Ủy viên Ban điều hành Mạng lưới Người tự kỷ Việt Nam
"Tôi có 15 năm nuôi con tự kỷ và chia sẻ với các phụ huynh khác. Đó là hành trình vất vả, nhưng chưa bao giờ tuyệt vọng"
ThS Đỗ Thanh Hoa
• Tốt nghiệp Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội năm 2006
• Nhận bằng Thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Công nghệ Queensland, Úc năm 2013.
• Từ 2007-2011: Tham gia các nghiên cứu y xã hội học trong nhóm người dễ bị tổn thương tại ĐH Y Hà Nội.
• Từ 2014, tham gia dự án Ứng dụng phần mềm thông minh trong phát hiện và chăm sóc cho trẻ tự kỷ.
"Khi tìm hiểu về các em, tôi hiểu rằng: Trẻ tự kỷ cần sự quan tâm và thấu hiểu của cộng đồng, không phải cần sự thương cảm"
Cử nhân Trịnh Thị Hiền
• Tốt nghiệp Đại học Y tế Công Cộng năm 2013.
• Tham gia dự án về trẻ tự kỷ từ năm 2014.
"Quá trình làm việc với cha mẹ trẻ tự kỷ cũng giống như được học các bài học thực tế về tình yêu thương, sự kiên trì và lòng dũng cảm mà không trường lớp nào có thể dạy"
ThS Vũ Phương Trà
• Tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2006
• Thạc sỹ Quản trị Nguồn nhân lực, Đại học Bennedictine, Illinois, Hoa Kỳ năm 2013. Tham gia các hoạt động cùng Câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội từ năm 2013
"Tôi luôn tích cực chia sẻ kinh nghiệm với các phụ huynh khác với mong muốn cùng tạo lập nên một cộng đồng cởi mở, hỗ trợ và có hiểu biết nhiều hơn về người tự kỷ"
Bà Raina Reyes: chuyên gia trị liệu hoạt động (OT), đến từ Philippine
• Tốt nghiệp Đại học Phillipine – Manila.
• Nhận chứng chỉ về trị liệu hoạt động tại Đại học Phillipine – Manila năm 2010,
• Nhận chứng chỉ về trị liệu hoạt động hội đồng Hoa Kỳ năm 2014.
• Chuyên gia trị liệu tâm vận độngnhi khoa ởmột số trung tâm dành cho trẻ tự kỷ, tăng động giảm chú ý, khuyết tật trí tuệ tại Manila, Philippine
"Tôi chú trọng vào việc tăng cường khả năng tham gia của các em vào các hoạt động thiết thực hàng ngày để thúc đẩy tính độc lập trong tự chăm sóc bản thân và học tập tại trường"
Th.S Nguyễn Thị Nha Trang
• Tốt nghiệp Thạc sĩ Can thiệp sớm - ngành Giáo Dục Trẻ Đặc Biệt - Đại học Oregon Hoa Kỳ năm 2012
• 10 năm kinh nghiệm can thiệp cho trẻ tự kỷ, tư vấn, đào tạo phụ huynh và giáo viên dạy trẻ tự kỷ; tư vấn phát triển các Trung tâm can thiệp cho trẻ tự kỷ
• Chủ nhiệm dự án “Phát hiện sớm trẻ tự kỷ và các nguồn hỗ trợ trong cộng đồng” do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội thực hiện năm 2014.
• Quản lý dự án "Cha mẹ dạy kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ tự kỷ" (Trung tâm Kinh tế và phát triển cộng đồng) năm 2013.
GMO RUNSYSTEM:
GMO RUNSYSTEM là công ty phát triển thuộc tập đoàn GMO INTERNET. Tập đoàn gồm 80 công ty thành viên và có cổ phiếu niêm yết tại thị trường chứng khoán Tokyo. Trong tập đoàn có các công ty chuyên về lĩnh vực internet và giữa các công ty có thể hợp tác một cách linh hoạt. GMO sử dụng nguồn lực phong phú trong tập đoàn để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng ở mức cao nhất, có kinh nghiệm làm rất nhiều dự án phát triển cho các tổ chức trong nước, các công ty mà đầu tiên phải kể đến là các khách hàng Nhật rồi đến chính phủ Việt Nam v,v… GMO luôn đặt việc tạo dựng niềm tin của khách hàng lên hàng đầu nên lúc nào cũng triệt để quản lý thông tin nhằm mang đến các sản phẩm chất lượng cho khách hàng.
Nhóm cố vấn:
Giáo sư, Ts. Sylvia Rodger
• Giáo sư trị liệu hoạt động (OT) tại Trường Đại học Queensland.
• Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Đào tạo của Trung tâm hợp tác nghiên cứu Sống cùng rối loạn phổ tự kỷ tại Brisbane, Australia.
• Đã có 30 năm kinh nghiệm trong trị liệu tâm vận động cho trẻ em trong đó có trẻ khó khăn trong phát triển và trẻ tự kỷ.
• Cố vấn về chuyên môn và nghiên cứu cho dự án.
Ts. Bs. Nguyễn Thanh Mai
• Bác sĩ chuyên ngành Tâm thần nhi và nhận bằng Tiến sĩ y khoa năm 2011.
• Giảng viên bộ môn Nhi, trường Đại học Y khoa Hà Nội.
• Làm việc và giảng dạy tại khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung Ương.
• Tham gia nhiều nghiên cứu về tâm thần nhi và đặc biệt là rối loạn phổ tự kỷ.
Bà Nadia Hamilton
• Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Phân tích Hành vi Ứng dụng (ABA).
• Phát triển một dự án chăm sóc thông minh cho người tự kỷ và người có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt. Dự án này đã đoạt giải nhất trong cuộc thi Project Wildfire Award của Trung tâm Sáng Kiến Xã hội tại Toronto, Canada.
• Dành hơn 10 năm để hỗ trợ cho em trai – một người sinh ra với chứng tự kỷ.
• Là một người nhiệt huyết giúp đỡ và hỗ trợ người có nhu cầu đặc biệt, để cuộc sống của những cá nhân này được hạnh phúc và ý nghĩa hơn.
“Tôi rất tự hào khi là gắn sự nghiệp của mình để thay đổi cuộc sống của người có nhu cầu đặc biệt như em trai tôi”
Bà Julie McDowell
• Chủ tịch và sáng lập viên công ty TARIS, công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp xã hội và y tế.
• Giám đốc công ty Magnusmode Ltd., công ty phát triển phần mềm hỗ trợ thanh thiếu niên có rối loạn phổ tự kỷ và những người cần hỗ trợ khác để sống một cách độc lập.
• Đảm nhiệm nhiều vị trí như thành viên ban đầu tư của Grand Challenges Canada, chủ tịch Quĩ Canadian Abilities, và giám đốc khu vực của ORBIS Canada.
Nhóm hỗ trợ, đóng góp:
A365 đã nhận được sự hỗ trợ, đóng góp của rất nhiều cá nhân, tổ chức, đặc biệt là:
Cô Nguyễn Thị Thúy
• Tốt nghiệp trường sư phạm mầm non.
• Tham gia học tập và dạy cho trẻ tự kỷ từ năm 2002.
• Hiện đang là giáo viên của Trung tâm tư vấn và trị liệu cho trẻ tự kỷ Albert Einstein.
“Nhờ có cơ hội được tiếp xúc cùng với em nhỏ bị tự kỷ đầy tình cờ cùng với sự quý mến trẻ tự kỷ và mong muốn giúp đỡ các em có thể hòa nhập cùng cộng đồng một cách tốt nhất, nên giờ đây tôi vẫn đang rất gắn bó với các em”.
Câu lạc bộ RUBIC
• CLB Tình nguyện được thành lập vào năm 2013 bởi một nhóm sinh viên tại Hà Nội.
• CLB hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt. Mục đích của CLB là cải thiện sự tiếp cận và chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục dành cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt (trẻ khuyết tật trí tuệ, học tập, vv...) ở Việt Nam, thông qua tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng, hỗ trợ dịch thuật và tuyên truyền các tài liệu, kiến thức chuyên môn về tự kỷ, và các hoạt động ngoại giao lưu ngoại khóa với cho trẻ và gia đình.
Nhóm Tự kỷ và Nghệ thuật
• Bao gồm các thành viên Nguyễn Trung Hiếu, 16 tuổi; Nem 10 tuổi; Trịnh Hoàng Minh, 14 tuổi; Nguyễn Gia Bảo, 13 tuổi; Phạm Bình Minh, 12 tuổi.
• Các em đều là những trẻ sống cùng với rối loạn phổ tự kỷ.
• Các em tham gia vẽ tranh minh hoạ cho các bài tập can thiệp cũng như tranh bìa của video trailer của dự án và video can thiệp. Cám ơn các em rất nhiều.
Nhóm trẻ nhỏ và cha mẹ trẻ ở Hà Nội
• Gia đình bé Thành, Đạt, Giang, Minh, Ken và Gia Bảo đã tham gia vào các video can thiệp và nhiều bé và gia đình đang đăng ký tham gia trong giai đoạn tiếp theo.
Chị Phạm Thị Kim Tâm và trường Tuổi Ngọc
• Bé Quân, Miu, Thái An, Tấn Quốc.
• Tổ chức và tham gia quay phim can thiệp cho trẻ.
Nhóm sinh viên trường Phục hồi chức năng, đại học tổng hợp Queensland
• Melody Cheung, Katelyn-Ann Tillack, Trang Le, Bonnie Lin và một số gia đình trẻ em Việt Nam đang sống tại thành phố Brisbane
Các cá nhân khác bao gồm Ths. Bùi Thị Thanh Mai, Ths. Phạm Vũ Thiên đã tư vấn về thiết kế ứng dụng, xây dựng phim, Nguyễn Sơn Đông quay và dựng phim, cô Nguyễn Thị Yến, Đào Thị Phương, giáo viên công ty TASY tham gia trình diễn can thiệp cho trẻ, gia đình anh Nguyễn Thành Nam, Lê Hải Hà và bé Pea đã chia sẻ và cho phép sử dụng hình ảnh, Hồ Huyền Linh, Đào Bảo Thoa, Đức Anh đã tình nguyện hỗ trợ nhiều hoạt động của dự án.
Các chuyên gia và tổ chức quốc tế:
Xin trân trọng cám ơn các chuyên gia quốc tế, các tổ chức, các nhà xuất bản, bao gồm Phó Giáo sư Diana L. Robins, Ts. Kimberly Murphy, Ts. Elizabeth Twombly, Ts. Valsamma Eapen, Ts. Rudi Crncec, trường Đại học tổng hợp Queensland, nhà xuất bản Brookes Publishing, Trung tâm nghiên cứu về tự kỷ Úc (CRC), Hội tự kỷ quốc gia Anh, TED và các tổ chức khác đã cho phép sử dụng các bộ công cụ và tài liệu.đã cho phép chúng tôi sử dụng các bộ công cụ và tài liệu.
CCIHP
Các tin mới hơn
- "Những cuộc gặp" - Bắt đầu với những câu chuyện về gia đình người tự kỷ Thứ Năm, 18/01/2018
- Tập huấn “Nâng cao kiến thức về mốc phát triển của trẻ, rối loạn phổ tự kỷ và nâng cao thực hành sử dụng các bộ công cụ sàng lọc rối loạn phát triển và tự kỷ” Thứ Sáu, 28/07/2017
- Triển lãm ảnh Nhìn - Picturing Autism: Tự kỷ qua lăng kính nghệ thuật Thứ Hai, 28/03/2016
- Triển lãm ảnh: Nhìn | Picturing Autism Vietnam Thứ Sáu, 25/03/2016
- MỘT NGÀY “HIỂU ĐỂ YÊU THƯƠNG” VỚI TRẺ TỰ KỶ, NGƯỜI TỰ KỶ Thứ Hai, 07/03/2016
Các tin khác
- Đánh giá chẩn đoán sau sàng lọc tại Huyện Mỹ Hào – Hưng Yên Thứ Hai, 18/01/2016
- Hiểu để yêu thương – Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ 2/4/2015 Thứ Năm, 02/04/2015
- Xây dựng trong phát hiện và chăm sóc trẻ tự kỷ Thứ Ba, 10/02/2015
- Giáo sư Sylvia Rodger và Tiến sĩ John Worthington đào tạo nâng cao năng lực cho thành viên dự án Smartcare Thứ Tư, 04/02/2015
- Đăng tuyển chuyên gia lĩnh vực can thiệp cho trẻ tự kỷ Chủ Nhật, 01/02/2015