Hội nghị tổng kết dự án "Mô hình lồng ghép phòng chống bạo hành dựa vào cơ sở Y tế và cộng đồng" năm 2011

Thứ Năm, 23/02/2012
Hội nghị tổng kết dự án "Mô hình lồng ghép phòng chống bạo hành dựa vào cơ sở Y tế và cộng đồng" năm 2011
Ngày 15 tháng 2 năm 2012, trong khuôn khổ dự án “Mô hình lồng ghép phòng chống bạo hành giới dựa vào cơ sở Y tế và cộng đồng” đã tổ chức hội nghị tổng kết dự án năm 2011. Mục tiêu chính của hội nghị tổng kết năm nay là: Trình bày và thảo luận kết quả giám sát chéo giữa các Ban ngành và dựa trên những kết quả thảo luận để định hướng duy trì dự án. Cho đến nay, hoạt động giám sát chéo hàng năm giữa các ban ngành để thu thập bằng chứng cho các tác động của dự án, cũng như có thông tin cho những chỉ số theo dõi, giám sát, đánh giá đã trở thành thông lệ của Cửa Lò. Điểm tốt của hoạt động này chính là: bản thân cán bộ tại Cửa Lò sẽ nhìn nhận được những điểm thay đổi tích cực, những điểm còn hạn chế trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án; đồng thời bản thân họ cũng nhận thấy kiến thức về giới, bạo hành giới, pháp luật của người dân và cán bộ chính quyền nơi đây đang ở mức độ nào? Và việc thảo luận những kết quả đó có ý nghĩa vô cùng to lớn nhằm có sự nhìn nhận xem bản thân các ban ngành đã làm việc tốt chưa? thực sự mang lại hiệu quả chưa? Và quan trọng là nhận khắc phục những điểm còn hạn chế. Với thời gian còn lại của dự án là không nhiều, hội nghị tổng kết năm nay sẽ tập trung thảo luận vào định hướng duy trì dự án sau.

 

Ngày 15 tháng 2 năm 2012, trong khuôn khổ dự án “Mô hình lồng ghép phòng chống bạo hành giới dựa vào cơ sở Y tế và cộng đồng” đã tổ chức hội nghị tổng kết dự án năm 2011. Mục tiêu chính của hội nghị tổng kết năm nay là: Trình bày và thảo luận kết quả giám sát chéo giữa các Ban ngành và dựa trên những kết quả thảo luận để định hướng duy trì dự án. Cho đến nay, hoạt động giám sát chéo hàng năm giữa các ban ngành để thu thập bằng chứng cho các tác động của dự án, cũng như có thông tin cho những chỉ số theo dõi, giám sát, đánh giá đã trở thành thông lệ của Cửa Lò. Điểm tốt của hoạt động này chính là: bản thân cán bộ tại Cửa Lò sẽ nhìn nhận được những điểm thay đổi tích cực, những điểm còn hạn chế trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án; đồng thời bản thân họ cũng nhận thấy kiến thức về giới, bạo hành giới, pháp luật của người dân và cán bộ chính quyền nơi đây đang ở mức độ nào? Và việc thảo luận những kết quả đó có ý nghĩa vô cùng to lớn nhằm có sự nhìn nhận xem bản thân các ban ngành đã làm việc tốt chưa? thực sự mang lại hiệu quả chưa? Và quan trọng là nhận khắc phục những điểm còn hạn chế. Với thời gian còn lại của dự án là không nhiều, hội nghị tổng kết năm nay sẽ tập trung thảo luận vào định hướng duy trì dự án sau.
Theo báo cáo kết quả giám sát chéo cho thấy: Kiến thức và thái độ của người dân và cán bộ về bình đẳng giới, bạo hành giới và pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình có được cải thiện, đặc biệt là trong nhóm Phụ nữ tự lực và Nam giới trách nhiệm (90% Phụ nữ tự lực và 85% nam giới trách nhiệm có câu trả lời đúng về kiến thức và thái độ). Tuy nhiên kiến thức về pháp luật của người dân và cán bộ còn chung chung, không biết cụ thể và chính xác về các quy định. Trong hệ thống hỗ trợ sự vào cuộc của một số ngành là chưa chủ động, đặc biệt là ngành công an - mặc dù có sự tham gia tích cực hơn so với trước nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ và can thiệp của người dân và cũng chưa hiệu quả. Hệ thống hỗ ở cơ sở còn xử lý thiên về hòa giải mà chưa vận dụng đúng và hiệu quả quy trình hỗ trợ người bị bạo hành, cũng như các quy định pháp luật hiện hành.
Cái hay của dự án tại Cửa Lò chính là mô hình lồng ghép, với sự chủ trì của UBND thị xã và phường và sự tham gia của các Ban ngành. Chính vì vậy định hướng của thảo luận trong hội nghị tổng kết này là duy trì đối với dự án chính là duy trì mô hình, mà không chỉ duy trì hoạt động theo nghĩa hẹp. Trong đó bao gồm:
Duy trì mô hình dự án là trách nhiệm của chính quyền và các ban ngành, vì phòng chống bạo lực gia đình đáp ứng đúng nhu cầu của người dân, phục vụ an sinh xã hội
·        Nhu cầu xã hội đòi hỏi các ban ngành và chính quyền làm về phòng chống bạo lực gia đình, và triển khai luật. Dự án này được nhân dân đồng tình ủng hộ và có sự ủng hộ của các ban ngành. Về nhân sinh, quyền lợi của người dân thì chính quyền bắt buộc phải quan tâm, phải làm. Có dự án thì làm theo hướng dẫn của dự án, còn hết dự án thì lồng ghép vào hoạt động hiện nay làm. (Tòa án thị xã)
·        Các hoạt động đều hay, chị em phụ nữ tham gia thì phấn khởi và tự tin hơn, có hiểu biết hơn…Dự án kết thúc nhưng bạo lực ở trong nhân dân thì chưa kết thúc, tư tưởng của nam giới là sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn còn phổ biến, nên việc duy trì Ban phòng chống bạo hành giới là phải tiếp tục. UBND phải thay dự án để điều hành ở thị xã, giao trách nhiệm cụ thể cho từng ban ngành để đưa vào kế hoạch làm việc hàng năm, và tương tự là giao cho cấp phường. (Hội phụ nữ thị xã)
Chính quyền và các ban ngành có nỗ lực trong phòng chống bạo lực gia đình và triển khai hoạt động dự án, nhưng hệ thống hỗ trợ vào cuộc chưa đồng bộ, đặc biệt là ngành công an. Thuận lợi là đã có Luật phòng chống bạo lực gia đình, và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Khó khăn là ở tâm lý ỷ lại vào tài trợ của dự án, sự phối hợp giữa các ban ngành chưa tốt và hiệu quả can thiệp tại cộng đồng của hệ thống hỗ trợ, đặc biệt của công an, chưa cao như mong muốn. Khuyến nghị đối với lãnh đạo thị ủy và UBND thị xã: công văn giao nhiệm vụ duy trì mô hình đối với các phường và ban ngành, đưa vào kế hoạch hoạt động năm đi kèm theo dõi, đánh giá, khen thưởng các ban ngành và địa bàn làm tốt.
·        Luật có rồi, nói là cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Nhưng hiện nay vẫn còn dựa dẫm vào dự án nhiều, chưa thực sự vào cuộc. Vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chưa cao. Không có dự án thì cũng phải làm để nâng cao dân trí. (Hội Cựu chiến binh phường Nghi Thủy)
·        Năm 2011 kể cả kinh phí và nội dung (hoạt động) đều phụ thuộc vào dự án. HPN chúng tôi chưa được phân công trách nhiệm rõ ràng nên chưa chủ động để mà triển khai hoạt động riêng của mình. (Hội phụ nữ thị xã)
·        Nếu cái gì cũng trông vào công an, tòa án thì không hay, vì đã đến cơ quan pháp luật để xử lý hình sự thì là biện pháp cuối rồi. Quan trọng là các ban ngành và chính quyền phải xử lý ngay từ đầu, từ khi còn đánh nhau hàng ngày mà chưa gây thương tích (Tòa án thị xã)
·        Người bị bạo hành chỉ lên tiếng và tìm đến hỗ trợ khi họ thấy an toàn, được bảo vệ. Còn khi người đi can thiệp mà có thái độ không bình đẳng giới, không nhạy cảm, và xử lý kiểu dĩ hòa vi quý thì họ không đến nữa. … Hầu hết chuyên trách không hài lòng với cách xử lý của công an phường. Mức nặng phải xử lý hình sự thì sẽ do cấp thị xã làm rồi; còn ở cấp khối xóm, với các vụ ở mức độ còn nhẹ, chưa xử lý được hình sự, thì sự tham gia của công an phường lại chưa hiệu quả (Chuyên trách dự án phường Thu Thủy)
Thay mặt cho UBND thị xã, Đồng chí Doãn Tiến Dũng – PCT UBND đã cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các đại biểu tham dự, và có sự chỉ đạo về những công việc cần triển khai trong thời gian tới nhằm thực hiện tốt dự án từ nay cho đến hết tháng 6 năm 2012 và duy trì mô hình sao cho có hiệu quả. Cụ thể: 1) Phòng văn hóa là cơ quan quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình, nên sẽ thay vai trò của phòng y tế hiện nay trong điều phối các hoạt động và tiếp quản Trung tâm tư vấn; 2) Sự phối hợp giữa các ban ngành cần theo quy trình hỗ trợ mà dự án đã phát triển; 3) Phải duy trì hoạt động giám sát chéo thường niên, và hoạt động tổng kết như các hoạt động khác của địa phương, có thể lồng ghép hoạt động đánh giá, tổng kết vào mảng hoạt động về gia đình của ngành văn hóa (ví dụ trong đợt kỉ niệm ngày gia đình Việt Nam 28/6) ; 4) Lồng ghép hoạt động của các nhóm phụ nữ tự lực, nam giới trách nhiệm, nam thanh niên thời đại mới vào chương trình hoạt động thường niên của Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên; 5) Duy trì các sự kiện cộng đồng hàng năm ở cấp phường, thông qua lồng ghép với xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; 6) Đổi mới cách làm các hoạt động và đổi mới các chủ đề truyền thông để khuyến khích sự tham gia của các ngành và cán bộ có kinh nghiệm, đã được dự án đào tạo
Các thảo luận trong Hội nghị tổng kết đã mở ra các định hướng đối với việc chuyển giao mô hình một cách tổng quát và có tính khả thi cao, Việc duy trì mô hình cần dựa vào nội lực bên trong của thị xã Cửa Lò là chính chứ không hoàn toàn dựa vào nguồn lực bên ngoài. Hoạt động khảo sát đối với các ban ngành sẽ được thực hiện nhằm đánh giá sát thực khả năng lồng ghép nội dung phòng chống bạo lực gia đình vào các chương trình hoạt động trong thời gian tới, cũng như chỉ ra các điểm yếu của ban ngành để có hỗ trợ kịp thời về kỹ thuật trong các tháng còn lại; mở ra quan niệm rất hay về duy trì – không chỉ là làm tiếp những cái đã có, mà là sẽ sáng tạo những cái mới, cải thiện cách tiếp cận phù hợp hơn với hoàn cảnh không có nguồn tài trợ bên ngoài, dựa trên các kỹ năng học được và các nền tảng hoạt động sẵn có.
Vân Nam


Các tin mới hơn


Các tin khác