Các địa chỉ hỗ trợ khi trải qua, chứng kiến bạo lực gia đình, hành vi quấy rối, lạm dụng, xâm hại tình dục
Thứ Hai, 09/11/2020
Hiện nay, tại Việt Nam đã có các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm: dịch vụ chăm sóc y tế; dịch vụ hành pháp và tư pháp; dịch vụ xã hội.
- Dịch vụ chăm sóc y tế đưa ra trợ giúp ban đầu, chăm sóc tổn thương và điều trị y tế khẩn cấp, chăm sóc, đánh giá sức khỏe tâm thần và chăm sóc, lập hồ sơ (pháp y).
- Dịch vụ hành pháp và tư pháp bao gồm ngăn ngừa, tiếp xúc ban đầu, đánh giá hoặc điều tra, quá trình trước khi xét xử, quá trình xét xử, trách nhiệm của thủ phạm và đền bù, quá trình sau khi xét xử, an toàn và bảo vệ, giúp đỡ và hỗ trợ, truyền thông và thông tin, phối hợp trong lĩnh vực tư pháp.
- Dịch vụ xã hội bao gồm thông tin về khủng hoảng, tư vấn khủng hoảng, đường dây hỗ trợ, nơi trú ẩn an toàn, hỗ trợ vật chất và tài chính, giấy tờ tùy thân, thông tin - tư vấn và đại diện về pháp luật, hỗ trợ và tư vấn tâm lý xã hội, thông tin - giáo dục và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, hỗ trợ để có được sự độc lập, phục hồi và tự chủ về kinh tế…
Theo quy định tại khoản 2 Điều 26, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, thì có 05 cơ sở có thể trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Cơ sở bảo trợ xã hội;
- Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
- Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
Một số địa chỉ tin cậy mà nạn nhân bị bạo lực có thể liên hệ để nhận được sự tư vấn/hỗ trợ:
- Tổng đài 111: Là tổng đài Quốc Gia BVTE là dịch vụ công đặc biệt thành lập theo quy định của Luật trẻ em 2016 với với ba số 111 là những số hàng đầu, ngắn và dễ nhớ, nhằm mục tiêu thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em.
- Hotline tư vấn miễn phí về Bạo lực Giới - Bạo lực Gia đình: 024 3333 55 99- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA)
- Hotline: 1900969680 Hotline hỗ trợ của Ngôi nhà bình yên thuộc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) là đơn vị trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (VWU)
(Mọi hành vi bạo lực gia đình đều trái pháp luật, nạn nhân của bạo lực không phải là người có lỗi dù bất cứ lí do gì, do đó, nếu bạn đang trải qua hành vi bạo lực gia đình, vui lòng xem chi tiết tại: Cách xử trí khi là nạn nhân của bạo lực gia đình; Cách xử trí khi chứng kiến hành vi bạo lực gia đình)
Các tin mới hơn
- Những quan niệm sai lầm về chế độ ăn cho phụ nữ mang thai Thứ Tư, 11/11/2020
- Phụ nữ sau sinh cần được ăn uống như thế nào? Thứ Tư, 11/11/2020
- Sau khi sinh bé được bao lâu thì cần cho bé bú sữa mẹ? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn nghĩa là như thế nào? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn đến khi bé được mấy tháng tuổi? Thứ Tư, 11/11/2020
- Có nên cho bé ăn sữa bột, sữa công thức thay thế sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời của trẻ không? Thứ Tư, 11/11/2020
- Khi bé hoặc mẹ ốm có cần cho bé bú sữa mẹ không? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cách vắt sữa mẹ để dành Thứ Tư, 11/11/2020
- Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt: Thứ Tư, 11/11/2020
- Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản Thứ Tư, 11/11/2020
Các tin khác
- Viêm phần phụ Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm nội mạc tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm cổ tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Phá thai bằng phương pháp nong và gắp thai Chủ Nhật, 08/11/2020
- Phá thai an toàn Chủ Nhật, 08/11/2020
- Tính vòng kinh (tình ngày an toàn) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Xuất tinh ngoài âm đạo Chủ Nhật, 08/11/2020
- Triệt sản nữ (thắt ống dẫn trứng) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Triệt sản nam (thắt ống dẫn tinh) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Thuốc diệt tinh trùng Chủ Nhật, 08/11/2020
- Vòng tránh thai (dụng cụ tránh thai trong tử cung) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Thuốc tránh thai khẩn cấp Chủ Nhật, 08/11/2020