Phụ nữ có thai cần đi khám thai như thế nào?
Thứ Ba, 10/11/2020
Trong quá trình mang thai, phụ nữ có thai cần đi khám thai ít nhất 4 lần: lần đầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, lần hai trong 3 tháng giữa, lần 3- 4 trong 3 tháng cuối, trong đó lần 4 nên đi khám trước khi sinh 1- 4 tuần. Ngoài ra, cần đi khám thai ngay khi có những dấu hiệu bất thường. Và hãy nhớ, siêu âm không thay thế cho việc khám thai, siêu âm chỉ là 1 phần trong quy trình khám thai.
Người chồng nên đưa vợ đi khám thai và cùng trao đổi với bác sỹ về tình hình sức khỏe của vợ và thai nhi. Đặc biệt ở những nơi đường xá đi lại còn khó khăn thì người chồng và gia đình cần quan tâm đặc biệt đến việc đi khám thai của vợ.
Nếu có điều kiện, phụ nữ có thai cần được khám thai như sau:
- Lần 1: khi chậm kinh 1-2 tuần (tương đương với tuổi thai 5-6 tuần) để kiểm tra thai đã về làm tổ trong buồng tử cung hay chưa, thai có đang phát triển không, dự kiến ngày sinh, đồng thời làm các xét nghiệm máu, nước tiểu để phát hiện các bệnh lý của người mẹ.
- Lần 2: khi thai được 8 tuần để kiểm tra tim thai.
- Lần 3: khi thai được 11-13 tuần. Đây là mốc quan trọng để sàng lọc trước sinh, phát hiện một số tình trạng bệnh lý của thai có thể gặp
- Lần 4: khi thai được 16-18 tuần để sàng lọc trước sinh lần 2
- Lần 5: khi thai được 22-23 tuần, đây cũng là mốc quan trọng để đánh giá sự phát triển của thai, xác định nguy cơ đái tháo đường thai nghén, xét nghiệm dịch âm đạo và nhận thông tin tư vấn – hướng dẫn tiêm phòng uốn ván
- Lần 6: khi thai được 26 tuần để kiểm tra tình trạng sức khỏe nói chung của mẹ và thai nhi
- Lần 7: khi thai được 31-32 tuần để phát hiện các bất thường của thai nghén và tiêm phòng uốn ván mũi 2 (với các bà mẹ có thai lần đầu hoặc có thai lần 2 sau lần đầu trên 5 năm)
- Lần 8: khi thai được 36 tuần để đo tim thai và cử động thai, dự báo cân nặng của bé lúc sinh, tiên lượng về phương pháp sinh và nơi sinh.
- Sau đó trung bình 2 tuần hoặc 1 tuần/ lần phụ nữ có thai cần đi khám để theo dõi chặt chẽ thai kỳ, kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường và chuẩn bị cho cuộc đẻ.
Các tin mới hơn
- Những quan niệm sai lầm về chế độ ăn cho phụ nữ mang thai Thứ Tư, 11/11/2020
- Phụ nữ sau sinh cần được ăn uống như thế nào? Thứ Tư, 11/11/2020
- Sau khi sinh bé được bao lâu thì cần cho bé bú sữa mẹ? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn nghĩa là như thế nào? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn đến khi bé được mấy tháng tuổi? Thứ Tư, 11/11/2020
- Có nên cho bé ăn sữa bột, sữa công thức thay thế sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời của trẻ không? Thứ Tư, 11/11/2020
- Khi bé hoặc mẹ ốm có cần cho bé bú sữa mẹ không? Thứ Tư, 11/11/2020
- Cách vắt sữa mẹ để dành Thứ Tư, 11/11/2020
- Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt: Thứ Tư, 11/11/2020
- Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản Thứ Tư, 11/11/2020
Các tin khác
- Viêm phần phụ Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm nội mạc tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm cổ tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Phá thai bằng phương pháp nong và gắp thai Chủ Nhật, 08/11/2020
- Phá thai an toàn Chủ Nhật, 08/11/2020
- Tính vòng kinh (tình ngày an toàn) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Xuất tinh ngoài âm đạo Chủ Nhật, 08/11/2020
- Triệt sản nữ (thắt ống dẫn trứng) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Triệt sản nam (thắt ống dẫn tinh) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Thuốc diệt tinh trùng Chủ Nhật, 08/11/2020
- Vòng tránh thai (dụng cụ tránh thai trong tử cung) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Thuốc tránh thai khẩn cấp Chủ Nhật, 08/11/2020