Viêm nhiễm đường sinh sản
Thứ Năm, 05/11/2020Còn được gọi là viêm sinh dục. Là một nhóm bệnh nhiễm trùng khá phổ biến ở phụ nữ có thể liên quan hoặc không liên quan đến quan hệ tình dục. Theo tên quốc tế nhóm bệnh này được viết tắt là RTIs (Reproductive Tract Infections)
Nguyên nhân
- Viêm nhiễm đường sinh sản là bệnh lý nhiễm trùng do nguyên nhân vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng (có trong nguồn nước, do sự tăng sinh của vi khuẩn có hại vẫn thường tồn tại trong âm đạo …)
- Viêm nhiễm lây truyền qua quan hệ tình dục, trong nhóm này gồm có các loại vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng lây truyền được qua quan hệ tình dục (thuộc nhóm nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục) và cả những trường hợp nhiễm vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng khác.
Biểu hiện:
Phụ nữ khi bị viêm nhiễm đường sinh sản có thể nhận thấy một số biểu hiện nổi bật khác lạ ở cơ quan sinh dục (không gắn liền với kì kinh nguyệt) như:
- Ngứa, nổi mẩn…ở âm hộ
- Khí hư có mùi hôi tanh
- Hoặc khí hư có màu xanh, đen, nâu, socola…
- Hoặc khí hư có bọt…
- Tiểu buốt, rát
- Đau bụng dưới và có xu hướng tăng dần
- Đau, chảy máu khi giao hợp
Cách xử lí
- Khi có dấu hiệu viêm nhiễm, phụ nữ cần thu xếp đi khám tại các phòng khám sản phụ khoa hoặc khoa sản của bệnh viện đa khoa, bệnh viện phụ sản càng sớm càng tốt bởi việc xác định nguyên nhân gây viêm nhiễm sẽ giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả, chính xác. Việc tự ý điều trị có thể khiến cho bệnh diễn tiến nặng hơn, khó điều trị và điều trị tốn kém hơn.
- Khi đi khám, phụ nữ cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tối đa.
*) Lưu ý: Trong thời gian đi khám, điều trị viêm nhiễm, phụ nữ cần thời gian để nghỉ ngơi và bình phục, việc hạn chế có quan hệ tình dục hoặc nếu có thì sử dụng bao cao su để phòng tránh lây nhiễm là việc làm cần thiết. Vì vậy, người chồng/ bạn tình cần lưu ý điều này để thông cảm, hợp tác, hỗ trợ, động viên vợ/ bạn tình, cùng chăm sóc con cái… tạo điều kiện cho người phụ nữ cảm thấy thoải mái về tâm lý, khỏe mạnh về thể chất, có thời gian hồi phục tốt sau khi quá trình điều trị.
Các tin mới hơn
- Viêm phần phụ Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm nội mạc tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm cổ tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Phá thai bằng phương pháp nong và gắp thai Chủ Nhật, 08/11/2020
- Phá thai an toàn Chủ Nhật, 08/11/2020
- Tính vòng kinh (tình ngày an toàn) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Xuất tinh ngoài âm đạo Chủ Nhật, 08/11/2020
- Triệt sản nữ (thắt ống dẫn trứng) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Triệt sản nam (thắt ống dẫn tinh) Chủ Nhật, 08/11/2020
- Thuốc diệt tinh trùng Chủ Nhật, 08/11/2020
Các tin khác
- Các lưu ý trước và sau khi phá thai Thứ Năm, 05/11/2020
- Cho con bú vô kinh Thứ Năm, 05/11/2020
- Xuất tinh ngoài âm đạo Thứ Năm, 05/11/2020
- Mũ cổ tử cung Thứ Năm, 05/11/2020
- Màng ngăn âm đạo Thứ Năm, 05/11/2020
- Miếng dán tránh thai Thứ Năm, 05/11/2020
- Thuốc tiêm tránh thai Thứ Năm, 05/11/2020
- Phim tránh thai Thứ Năm, 05/11/2020
- Chất bôi trơn Thứ Năm, 05/11/2020
- Bao cao su nữ Thứ Năm, 05/11/2020
- Các biện pháp tránh thai có ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng không? Thứ Năm, 05/11/2020
- Bạo lực tinh thần bao gồm những hành vi nào? Thứ Tư, 04/11/2020