Bạo lực tinh thần bao gồm những hành vi nào?
Thứ Tư, 04/11/2020Các hành vi được xếp vào bạo lực tinh thần là các hành vi dẫn đến hoặc có nguy cơ dẫn để các tổn hại về mặt tinh thần cho nạn nhân.
Với bối cảnh văn hóa Việt Nam, không ít người cho rằng trong gia đình, việc lăng mạ, chửi bới vợ khi tức giận là bình thường. Hoặc ngăn cản vợ thăm gặp bố mẹ, người thân bởi mình là chồng, mình có quyền dạy bảo vợ… Điều này dẫn đến việc người nhận bạo lực sẽ cam chịu và bỏ qua khi hành vi bạo lực tinh thần xảy ra. Những người chứng kiến (người thân, hàng xóm…) cũng thờ ơ, không quan tâm vì cho rằng đó là hành vi bình thường. Từ đó, hành vi bạo lực tiếp tục lặp lại và có thể với tần suất ngày càng nhiều hơn, mức độ ngày càng nặng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của nạn nhân. Việc liệt kê các hành vi bạo lực tinh thần giúp chúng ta tránh được những hiểu lầm không đáng có này và tìm giải pháp xử lí khi trải qua/chứng kiến hành vi này.
- Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu thuộc bí mật đời tư, phát tán tờ rơi hoặc sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
- Hành vi lăng mạ, chửi bới, chì chiết.
- Cưỡng ép lột bỏ quần áo trước mặt người khác hoặc nơi công cộng.
- Không cho đọc sách, báo, nghe, xem chương trình phát thanh, truyền hình hoặc tiếp cận với thông tin đại chúng hàng ngày.
- Đe dọa tự gây thương tích hoặc tự gây thương tích cho mình để đòi hỏi thành viên gia đình đáp ứng yêu cầu của mình.
- Cấm ra khỏi nhà, ngăn cản gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.
- Không cho tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.
- Ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con.
(Mọi hành vi bạo lực gia đình đều trái pháp luật, nạn nhân của bạo lực không phải là người có lỗi dù bất cứ lí do gì, do đó, nếu bạn đang trải qua hành vi bạo lực gia đình, vui lòng xem chi tiết tại: Cách xử trí khi là nạn nhân của bạo lực gia đình; Cách xử trí khi chứng kiến hành vi bạo lực gia đình)
Các tin mới hơn
- Khối u buồng trứng (còn gọi là U nang buồng trứng) Thứ Hai, 09/11/2020
- Ung thư buồng trứng Thứ Hai, 09/11/2020
- U xơ tử cung (nhân xơ tử cung) Thứ Hai, 09/11/2020
- Ung thư cổ tử cung Thứ Hai, 09/11/2020
- Ung thư vú Thứ Hai, 09/11/2020
- HIV/AIDS Thứ Hai, 09/11/2020
- Mụn rộp sinh dục Thứ Hai, 09/11/2020
- Viêm gan siêu vi B (HBV – Hepatitis Bvirus); viêm gan siêu vi C (HCV - Hepatitis C virus) Thứ Hai, 09/11/2020
- Sùi mào gà (HPV) Thứ Hai, 09/11/2020
- Giang mai Thứ Hai, 09/11/2020
Các tin khác
- Bạo lực thể chất bao gồm những hành vi nào? Thứ Tư, 04/11/2020
- Các hình thức bạo lực gia đình Thứ Tư, 04/11/2020
- Khái niệm bạo lực gia đình Thứ Tư, 04/11/2020
- Thông tin y tế thường trực Thứ Năm, 22/10/2020
- Chọn cơ sở cung cấp dịch vụ y tế phù hợp tình trạng sức khoẻ của mình Thứ Năm, 22/10/2020
- Viêm âm hộ tầng sinh môn Chủ Nhật, 18/10/2020
- Viêm âm đạo Chủ Nhật, 18/10/2020
- Hút thai Chủ Nhật, 18/10/2020
- Phá thai bằng thuốc Chủ Nhật, 18/10/2020
- Tránh thai là gì? Thứ Ba, 13/10/2020
- Cách phát hiện thai sớm Thứ Ba, 06/10/2020
- Cơ chế thụ thai Thứ Bẩy, 19/09/2020